Khi thang máy trở thành thứ xa xỉ đối với người cao tuổi Trung Quốc: Muốn đi thì phải trả phí, còn không thì phải dọn nhà đi nơi khác

30/06/2021 16:30 PM | Xã hội

Trung Quốc vốn có một lượng lớn các khu nhà chỉ có cầu thang bộ. Hầu hết, những tòa nhà này được xây dựng từ những thế kỷ trước. Theo thống kê vào năm 2019, có hơn 100 triệu người sống trong các tòa nhà có tuổi thọ hơn 20 năm và không có thang máy.

Năm 2001, khi ngôi nhà cũ của họ ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc bị phá bỏ để nhường chỗ để xây dựng một lối đi mới, Wang Zhenyuan và vợ cũng không ngại căn hộ của họ sẽ được thay thế ở tầng 7. Thời điểm đó, họ vẫn ở độ tuổi 50 và vẫn còn khỏe mạnh.

Thế nhưng, 20 năm sau, điều đó lại không như họ nghĩ. “Chân của chúng tôi không còn tốt nữa", ông Wang 79 tuổi nói với nụ cười thân thiện trên môi thiếu đi vài chiếc răng.

Vấn đề của họ là một trong những vấn đề cấp bách nhất do dân số già tăng cao ở Trung Quốc. Khi các quan chức Bắc Kinh lo lắng về việc tỷ lệ sinh ngày càng giảm thì gần đây chính phủ nước này đã cho phép người dân sinh tối đa 3 con, ngoài ra còn hỗ trợ thêm lương hưu. Và điều mà những người cao tuổi như ông Wang lo lắng nhất chính là việc lên xuống cầu thang tại nơi cư trú.

Căn hộ của hai vợ chồng ông Wang là khu Bigui Garden, nằm ở ngoại ô thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là khu được tạo thành bởi các tòa nhà, mỗi tòa đều có cầu thang bên trong và có 12 căn hộ trải từ từ tầng 2 lên tầng 7.

Khi thang máy trở thành thứ xa xỉ đối với người cao tuổi Trung Quốc: Muốn đi thì phải trả phí, còn không thì phải dọn nhà đi nơi khác - Ảnh 1.

Trung Quốc vốn có một lượng lớn các khu nhà chỉ có cầu thang bộ. Hầu hết, những tòa nhà này được xây dựng từ những thế kỷ trước. Theo thống kê vào năm 2019, có hơn 100 triệu người sống trong các tòa nhà có tuổi thọ hơn 20 năm và không có thang máy.

Rất nhiều người dân đã từng chuyển về những khu này cách đây nhiều thập kỷ trước và giờ họ đã là những người về hưu có sức khỏe không tốt. Qua cuộc điều tra dân số mới nhất cho thấy tỷ lệ công dân trên 65 tuổi đã tăng từ 9% năm 2010 lên đến 13,5% vào năm 2020.

Và tất cả những người này đều cần một nơi nào đó thích hợp để an hưởng tuổi già.

Kế hoạch lắp thang máy thay thế cầu thang bộ

Chính quyền Quảng Đông, Trung Quốc đã đưa ra chính sách trang bị thêm thêm thang máy trong các tòa nhà vào năm 2008. Song song đó, các tỉnh khác cũng thực hiện theo vào năm 2015.

Thông thường, các chính sách như thế này sẽ được hoạt động như sau: chính quyền địa phương hỗ trợ ngân sách xây dựng thang máy cho những dân cư sẵn sàng trả chung một phần chi phí.

Xu Leiqing, giáo sư Đại học Tongji, Thượng Hải, chuyên về kiến trúc và thiết kế đô thị cho hay, mặc dù không thiếu những người cao niên ở những tòa nhà cũ nhưng việc triển khai xây dựng thang máy vẫn còn nhiều bất cập. “Trong những năm qua, hầu như không có nhiều công trình tân trang thiết bị thang máy thành công như chúng tôi nghĩ", ông nói.

Lắp đặt thang máy có thể là một công việc khó khăn có liên quan đến nhiều thứ. Đặc biệt, trở ngại lớn nhất chính là việc những người hàng xóm bất hợp tác. Chỉ cần có người dân phản đối việc lắp thang máy (đa số là người ở tầng thấp) thì việc thi công sẽ không được thực hiện.

Ông Wang và vợ rất hào hứng khi chính quyền địa phương tuyên bố sẽ hỗ trợ chi phí lắp đặt và sửa chữa thang máy. Tuy nhiên, một số người hàng xóm của họ cho rằng việc bỏ ra ngần ấy chi phí cho thang máy là không hợp lý.

Ông Wang nói: “Những người ở tầng cao muốn lắp thang máy, nhưng những người ở tầng thấp hơn thì không nhiều". Cuối cùng, ý kiến của người dân không đồng thuận.

Khi thang máy trở thành thứ xa xỉ đối với người cao tuổi Trung Quốc: Muốn đi thì phải trả phí, còn không thì phải dọn nhà đi nơi khác - Ảnh 2.

Thang máy công cộng ra đời

Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã đưa ra một giải pháp khiến khu Bigui Garden trở thành chủ đề bàn táp khắp Trung Quốc. Thay vì phải dựa vào ý kiến của từng hộ dân để lắp đặt thang máy, thì nay đã có một công ty đồng ý lắp thang máy công cộng, với điều kiện là người dân phải trả phí 1 tệ (hơn 3.500 đồng) nếu sử dụng.

Thế nhưng, với mức phí này, nhiều người dân vẫn cảm thấy hơi chát. “Nó hơi đắt", ông Wang nói. Và sau 3 tháng sử dụng, ông Wang đã tiêu hơn 300 tệ (hơn 1 triệu đồng) cho việc di chuyển, và để tiết kiệm hơn, ông cũng dùng thêm thang bộ.

Mô hình này sẽ được thực hiện trong 20 năm, sau đó cư dân sẽ quyết định có trả tiền để đi thang máy nữa không hay trả phí bảo trì, vận hành để được sử dụng thoải mái.

Cho đến nay, kết quả thật đáng thất vọng, Jiang Fei, đại diện công ty Onton, đơn vị lắp đặt thang máy có trụ sở ở Thượng Hải cho hay: “Kết quả không khả quan, ít người đi thang máy hơn chúng tôi nghĩ”.

Trong một cuộc phỏng vấn khác, Jiang Fei cũng không nói rõ liệu kế hoạch này có mang lại lợi nhuận hay không. Ngay cả chính quyền địa phương quản lý khu Bigui Garden và đại diện công ty Onton đều từ chối phỏng vấn trên CNN.

Vào tháng 5 vừa qua, tin tức về dự án được phát sóng trên CCTV đã nói rằng phương pháp này sẽ không phải là giải pháp cho tất cả các khu dân cư cũ trên cả nước mà không nêu rõ lý do.

Các báo cáo chỉ ra, việc đi thang máy ở Bigui Garden có thể là một thách thức đối với người dùng cao tuổi vì phải vật lộn với điện thoại thông minh và thanh toán trực tuyến.

Thang máy được gắn camera nhận dạng khuôn mặt để xử lý thanh toán. “Hệ thống nhận diện khuôn mặt trên ứng dụng thật sự rất chậm, thậm chí kể tôi không đeo khẩu trang", ông Wang nói về sự bất cập trong việc tiếp nhận thói quen mới để sử dụng thang máy.

Thế nhưng, bất chấp những khoản phí hằng ngày và những phiền toái nhỏ nhặt, ông Wang và vợ vẫn rất thích sử dụng thang máy này. “Tôi đang dùng nó mỗi ngày", ông nói.

Cũng là người dân sống ở khu Bigui Garden nhưng bà Yu, 54 tuổi lại không có cơ hội sử dụng thang máy công cộng như ông Wang. “Đây là một chính sách tốt, nhưng vì 1 hộ dân không đồng ý đã khiến 11 hộ khác bị tước đoạt quyền lợi. Thật bất công", bà nói.

Hiện tại, bà Yu đã bán căn hộ của mình với giá thấp, bà rất nhớ sự yên tĩnh và tiện lợi ở nơi này, nhưng hiện tại bà không còn sự lựa chọn nào khác. “Khi tôi già hơn, tôi sẽ không thể leo lên nổi nữa", bà Yu nói.

Khi thang máy trở thành thứ xa xỉ đối với người cao tuổi Trung Quốc: Muốn đi thì phải trả phí, còn không thì phải dọn nhà đi nơi khác - Ảnh 3.

Đối diện khu nhà của ông Wang là một câu chuyện thang máy hài hòa hơn. Bà Shen và những người hàng xóm là số ít đồng ý lắp đặt thang máy cho riêng khu của họ. Các gia đình ở tầng cao trả gần 60.000 tệ (hơn 213 triệu đồng), bà Shen và chồng ở tầng 4 trả hơn 20.000 tệ (hơn 71 triệu đồng) và những người dân ở tầng dưới cùng thì không phải trả bất cứ khoản nào.

Với sự hỗ trợ của chính phủ, thang máy ở khu họ được lắp vào tháng 8 năm ngoái và được đưa vào sử dụng trong sự phấn khởi của cư dân. Bà Shen trông không giống như 74 tuổi đã vui vẻ trò chuyện về sức khỏe của mình: “Đầu gối tôi hay bị đau nhưng rất vui vì tôi không phải trả thêm bất cứ khoản chi phí nào để được di chuyển thoải mái". 

Bà Shen nói thêm cuộc đàm phán giữa hàng xóm xung quanh diễn ra suôn sẻ. Mặc dù hầu hết họ đều chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng đều đồng ý chấp thuận việc lắp đặt thang máy như thế này.

Sau cùng, bà chốt một câu: “Ai rồi cùng già". 

(Nguồn: CNN)

Tiếu Lương

Cùng chuyên mục
XEM