Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường

08/02/2020 10:45 AM | Xã hội

Sau thời gian "bùng nổ" hiện tượng mua - bán khẩu trang mất kiểm soát, trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TPHCM, tình trạng khẩu trang y tế đã qua sử dụng bị vứt vô ý thức, tràn lan từ vỉa hè, thảm cỏ đến lòng đường rất mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, nhiều người dân trên khắp cả nước đổ xô đi mua khẩu trang y tế để phòng bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng khẩu trang như thế nào cho hợp lý và đúng cách thì một bộ phận vẫn chưa nhận thức được.

Theo chỉ dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người dân chỉ nên đeo khẩu trang y tế phòng tránh dịch Corona khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus nCov; khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi... Và khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Đặc biệt, đối với người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo việc đeo khẩu trang khi không có chỉ định sẽ gây lãng phí và có thể tạo cảm giác yên tâm "ảo", khiến nhiều người bỏ qua việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quan trong khác, như: rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vậy dụng, đồ dùng.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 1.

Người dân đổ xô đi mua khẩu trang tại hiệu thuốc lớn nhất miền Bắc.

Người dân đổ xô đi mua khẩu trang y tế nhưng vứt bỏ thiếu ý thức

Sau thời gian "bùng nổ" hiện tượng mua - bán khẩu trang mất kiểm soát, theo ghi nhận của chúng tôi trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TPHCM, tình trạng khẩu trang y tế đã qua sử dụng bị vứt vô ý thức, tràn lan từ vỉa hè, thảm cỏ đến lòng đường rất mất vệ sinh, làm xấu mỹ quan đô thị.

Nếu đi dọc một con đường nào đó trong thành phố thì cứ một đoạn khoảng 50m lại thấy từ 1-2 chiếc khẩu trang bị vứt bừa bãi, còn các tuyến đường gần bệnh viện thì tồi tệ và nhếch nhác hơn khi nhiều khẩu trang bị vứt tràn lan một chỗ.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 2.

Sau khi sử dụng, khẩu trang y tế bị vứt bỏ không đúng cách, thiếu ý thức.

Cụ thể tại dọc đường Võ Văn Kiệt đoạn qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM và đường Giải Phóng qua Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, khẩu trang y tế bị vứt bỏ từ trên vỉa hè đến lòng đường, nhiều đống rác tự phát chứa đầy khẩu trang rất nhếch nhác. Người dân đến đây khám chữa bệnh không khỏi ám ảnh vì chứng kiến cảnh này giữa tình hình dịch căng thẳng của virus Corona.

Người dân cho biết, đa số khẩu trang bị vứt trên đường phố là từ phía người điều khiển phương tiện nên không ai nhắc nhở được. Ngoài ra nhiều bịch nilon chứa rác sinh hoạt được đặt trên vỉa hè mà không để trong nhà hay thùng rác cũng là nơi vứt khẩu trang sau khi sử dụng, gặp gió thổi khiến khẩu trang bay lung tung trên đường phố.

Theo các chuyên gia, khẩu trang y tế được quy định chỉ dùng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy để tránh lây nhiễm các loại bệnh. Trong khẩu trang khi đó chứa nhiều vi khuẩn, virus, nấm từ người bệnh ho hoặc hắt xì, dễ phát tán ra môi trường và xâm nhập vào người xung quanh.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 3.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 4.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 5.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 6.

Ghi nhận của chúng tôi dọc các con đường nội thành ở TPHCM, khẩu trang y tế xuất hiện khắp mọi người dưới lòng đường hoặc trên vỉa hè.

"Nhiều người hét giá khẩu trang, ém hàng, dân không có hoặc không kịp mua lại có tâm lý xem khẩu trang là nhất, tìm mua bằng mọi cách, bất chấp mức giá gấp 6 - 7 lần so với giá thực, nhưng khi sử dụng lại thiếu ý thức. Nên gói gọn khẩu trang trong túi nhỏ trước khi bỏ vào thùng rác. Nếu không, những người xung quanh không được bảo vệ đúng đắn, bệnh dịch đến với họ, thì nó cũng chả ngại né bạn đâu. Bản thân tôi và gia đình dùng khẩu trang vải, có thể tẩy giặt và sử dụng lại nhiều lần, chỉ sử dụng khẩu trang y tế trong những trường hợp nguy cơ" - chị Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bức xúc.

Trong khi đó, anh Kiệt Tuấn (quận 5, TPHCM) chia sẻ, phòng chống virus Corona bằng cách mua khẩu trang, nhưng lại vứt bừa bãi, nhếch nhác ra phố thì không thể hiệu quả được. "Ùn ùn đi mua khẩu trang phòng bệnh nhưng một số người lại quên phòng bệnh từ việc bảo đảm vệ sinh môi trường sống xung quanh", anh Tuấn nói.

Anh Linh (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, từ những ngày đầu xuất hiện dịch, gia đình anh luôn "trung thành" với khẩu trang vải. Bản thân anh là người có ý thức bảo vệ môi trường, nên hạn chế sử dụng khẩu trang y tế. Anh ước tính, khi hàng triệu người cùng thải một lượng lớn khẩu trang y tế ra môi trường, thì cuộc sống của chính chúng ta đang bị đe doạ trầm trọng.

"Thậm chí nhiều loại khẩu trang 'dởm' nhuộm màu hoá chất xanh, đen tràn lan, cứ bán là "hot". Mà khẩu trang y tế chỉ là một bước đề phòng virus và dịch bệnh, ngăn được hay không còn do miễn dịch của mình. Đó là lí do 100 người gặp người mang virus thì có người nhiễm, người không. Chưa chết vì nhiễm bệnh thì đã chết vì ô nhiễm rồi..." - anh Linh nêu quan điểm.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 7.

Trong khi đó tại Hà Nội cũng xuất hiện tình trạng tương tự.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 8.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 9.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 10.

Khẩu trang y tế và thậm chí khẩu trang vải bị vứt xó ngay giữa những bãi rác lộ thiên như thế này.

Chị Trang (quận Cầu Giấy, Hà Nội) kể lại buổi đi xem phim mà xung quanh ai cũng khẩu trang kín mít, từ nhân viên đến khách hàng. Đến lúc hết phim, bật đèn sáng, thì khắp nơi: trên ghế, dưới sàn nhà,... đâu cũng "xanh xanh, trắng trắng".

ó chỉ là một góc bé tẹo trước dịch bệnh. Vậy sau dịch bệnh, hàng triệu khẩu trang y tế dùng một lần được vứt ra môi trường như thế nào? Có cách nào để thay thế khẩu trang có thể tái sử dụng vì thật sự không thể phủ nhận sự tiện lợi của nó..." - chị Trang nói.

Tổng cục trưởng QLTT: Có hiện tượng thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái chế bán lại

Một nhân viên vệ sinh môi trường trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp, TPHCM) cho hay, mỗi ngày có 2 lần đi quét rác trên đường phố thì lần nào cũng thấy khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi trên đường trong thời điểm dịch bệnh virus Corona.

Theo anh nhân viên môi trường, mặc dù mỗi chỗ vứt không nhiều nhưng cứ đi vài chục mét lại thấy khẩu trang bị vứt bỏ không đúng nơi quy định, không chỉ trên đường mà trên cầu bộ hành cũng có.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 11.

Người dân đổ xô đi mua khẩu trang nhưng không biết cách sử dụng đúng cách cũng như xử lý sau khi dùng.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 12.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 13.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 14.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 15.

Nhân viên môi trường mỗi ngày đều phải xử lý những chiếc khẩu trang bị vứt bừa bãi.

Chiều ngày 7/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp ứng phó của ngành Công Thương với dịch nCoV.

Tại buổi họp, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, hiện nay trên thị trường có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh, khan hiếm khẩu trang, một số đối tượng đã thu gom các khẩu trang y tế đã qua sử dụng (loại sử dụng 1 lần) để tái chế, bán ra thị trường. Thậm chí có tình trạng thu gom các chai đựng dụng dịch sát khuẩn, sau đó đóng các dung dịch không đạt chất lượng vào để bán, đặc biệt là bán qua mạng, giá bao nhiêu người dân cũng mua.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu lực lượng QLTT kiểm soát chặt tình trạng sản xuất khẩu trang, các vật phẩm y tế kém chất lượng. Đối với trường hợp thu gom khẩu trang sử dụng 1 lần để tái chế sau đó bán ra thị trường, Bộ trưởng nhấn mạnh tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, do đó yêu cầu Tổng cục QLTT phối hợp với các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Y tế đã có các hướng dẫn về tiêu hủy các khẩu trang sử dụng 1 lần, các vật phẩm y tế đã qua sử dụng để tránh nguy cơ bị đối tượng xấu trục lợi.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 16.

Khẩu trang đã qua sử dụng chứa nhiều loại vi khuẩn, tiềm ẩn nhiều dịch bệnh nên cần được xử lý đúng cách.

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 17.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 18.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 19.
Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 20.

Nhiều người lo lắng không chỉ gây ô nhiễm môi trường, những chiếc khẩu trang bị vứt bừa bãi sẽ là mục tiêu nhắm đến của các đối tượng xấu hòng trục lợi.

Xem thêm những thông tin khác về sự kiện dịch bệnh virus corona Vũ Hán tại ĐÂY.

Trang bị những thông tin, kiến thức hữu ích - kịp thời để xây dựng lá chắn bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại: https://lotus.vn/lachanviruscorona

Tải app Lotus để kiểm tra độ hiểu biết, nhận thông báo mới nhất và theo dõi các nguồn tin uy tín về dịch bệnh.

#LaChanVirusCorona #VirusCorona #Lotus #VCCorp

Khi người dân chen nhau mua bằng được khẩu trang để bảo vệ chính mình nhưng lại vứt tràn lan ra ngoài môi trường - Ảnh 21.

Theo Minh Nhân-Tứ Quý

Cùng chuyên mục
XEM