Khái niệm "thành phố thông minh" đã có từ chục năm nay nhưng đến giờ mới được hiện thực hóa

18/02/2020 15:30 PM | Kinh doanh

Thành phố thông minh được coi là động lực tăng trưởng của nhiều quốc gia trong những năm tới, nhưng không phải quốc gia nào cũng sở hữu tiềm lực và khả năng để thực hiện nghiêm túc vấn đề này.

Những thành phố của chúng ta đang ngày càng được kết nối với nhau chặt chẽ hơn. Trên khắp thế giới, ngày càng nhiều những thành phố sử dụng công nghệ IoT, 5G và trí tuệ nhân tạo - AI để giúp giảm ách tắc giao thông, gia tăng an toàn nơi công cộng và bảo vệ môi trường. Các thiết bị theo dõi cống ngầm sử dụng công nghệ IoT có thể kiểm tra mức độ trong lành của không khí, theo dõi đường đi của rác thải và sớm phát hiện những nguyên nhân gây nghẽn đường nước. Những chiếc đèn giao thông thay vì chỉ có tác dụng điều tiết xe cộ một cách thụ động, nay có thể tự chỉnh thời gian đèn đỏ/đèn xanh để phù hợp với tình hình. Thêm vào đó, những chiếc đèn này còn có khả năng tiết kiệm điện nhờ theo dõi tần suất di chuyển của người đi qua đi lại. Trong khi đó, những cảm biến kết nối internet được gắn ở các đoạn cầu, đường có khả năng theo dõi độ ẩm, rung chấn để cảnh báo sớm cho đơn vị quản lý, bảo trì.

Trong năm 2019, mạng IoT có 14,2 tỷ thiết bị, theo thống kê của Gartner, đơn vị nghiên cứu rất uy tín. Từ nay đến 2025, số thiết bị này sẽ còn tăng trưởng bùng nổ, lên tới 41,6 tỷ thiết bị. Đây là dự đoán của IDC, một công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng khác.

Thành phố thông minh - không mới nhưng đến giờ mới thực sự thành hiện thực

Khái niệm "thành phố thông minh" không hề mới, thậm chí nó đã có tuổi đời ít nhất 1 thập kỷ. Nhưng đến 2020, người ta mới thực sự nhìn thấy bước tiến rõ ràng của nó. Tháng 2/2019, tại một sự kiện tổ chức ở Busan, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tự hào khẳng định Hàn Quốc chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới "có các dự thảo luật liên quan đến thành phố thông minh". Ông cho rằng: "Khi chúng ta sống ở một thời đại mà thiếu vắng đi internet hay smartphone là điều quá sức tưởng tượng, các thành phố thông minh sẽ là yếu tố sớm thay đổi cuộc sống của chúng ta".

Khái niệm thành phố thông minh đã có từ chục năm nay nhưng đến giờ mới được hiện thực hóa - Ảnh 1.

Busan Eco-Delta City, chuẩn mực mới của "thành phố thông minh"

Hàn Quốc quả thực đang tiên phong trong lĩnh vực thành phố thông minh, khi đầu tư tới 3,7 nghìn tỷ won để xây dựng Eco-Delta City của Busan và 5-1 Life Zone của Sejong. Đây là 2 dự thành phố thông minh mới ở Hàn Quốc áp dụng rất nhiều công nghệ hiện đại, ứng dụng từ IoT - 5G và AI. Ví dụ như ở Eco-Delta City, người ta tập trung phát triển hệ thống quản lý nước, đưa robot vào cuộc sống con người. Còn tại 5-1 Life Zone, trí tuệ nhân tạo là điểm nhấn khác biệt.

Dấu ấn người tiên phong

Việc quốc gia Đông Á tiên phong về lĩnh vực thành phố thông minh không phải là điều bất ngờ, nếu như bạn để ý rằng đây chính là quê hương của công ty công nghệ hàng đầu thế giới Samsung. Không chỉ đi tiên phong về xu thế công nghệ 5G (là hãng smartphone chiếm thị phần 74% điện thoại 5G trong năm 2019, trong đó Galaxy Note10+ 5G đạt doanh số lên tới 1,6 triệu máy trong quý III/2019, theo thống kê của IHS Markit), Samsung còn là hãng sở hữu tiềm lực vững chắc về thiết bị khi tính đến đầu năm 2020, công ty đã sở hữu tới 110 triệu người dùng SmartThings - nền tảng kết nối IoT hàng đầu.

Khái niệm thành phố thông minh đã có từ chục năm nay nhưng đến giờ mới được hiện thực hóa - Ảnh 2.

Nhắc đến IoT, chắc chắn phải nhắc đến Samsung

Tại sao lại nhắc đến 5G và IoT khi đích đến cuối cùng là thành phố thông minh? Đó là bởi 2 công nghệ này là bắt buộc cho việc phát triển thành phố thông minh. 5G không chỉ cho phép bạn kết nối và tải dữ liệu nhanh hơn. Công nghệ này cũng không chỉ phát huy hiệu quả với máy tính hay smartphone. Thay vào đó, 5G hoàn toàn có khả năng thay đổi cuộc sống của con người bằng cách kết nối tất cả những thiết bị, cảm biến… lại với nhau, sau đó sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ đó cho AI xử lý, tìm ra phương án hợp lý nhất giúp cải thiện cuộc sống con người.

Tại Hội chợ điện tử tiêu dùng CES 2020, ông H.S. Kim, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ngành hàng Điện tử Tiêu dùng, Tập đoàn Điện tử Samsung chính thức giới thiệu khái niệm "Kỷ nguyên trải nghiệm" - mục tiêu của Samsung trong kỷ nguyên mới. Bằng cách lấy con người làm trung tâm, sử dụng những công nghệ phụ trợ tân tiến nhất hiện nay như IoT kết hợp với robot, 5G và AI, Samsung đã xác định được hướng đi được nhiều chuyên gia nhận định là đúng đắn tại thời điểm này. Chỉ khi nào cá nhân mỗi con người được hỗ trợ hoàn hảo nhờ công nghệ, từng món đồ gia dụng trong những hộ gia đình được kết nối trọn vẹn, độ trễ thấp… sau đó có khả năng "giao tiếp" với những trang thiết bị lắp đặt ngoài đường, trong các tòa nhà cao tầng, văn phòng ở phạm vi thành phố, chúng ta mới có thể nhận định "Thành phố thông minh đã trở thành hiện thực".

Và cho đến thời điểm này, Samsung đang là người tiên phong hiện thực hóa điều ấy.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM