Khác biệt giàu nghèo thực chất là khác biệt giáo dục: Sự 'đảo ngược' đang âm thầm diễn ra, cần nhận thức trước khi quá muộn

17/02/2023 13:26 PM | Sống

Nhiều người đang đi vào "vết xe đổ" của chính những người giàu 10 năm về trước mà không hề hay biết.

Có một sự thật rằng: Khi người giàu ngày càng tiếp cận được nhiều tài nguyên, mở mang tầm mắt, họ đã bắt đầu thay đổi hướng giáo dục và chú trọng ươm mầm sự phát triển toàn diện, giúp con trẻ có thể thích nghi tốt hơn với xã hội. 

Trong khi đó, nhiều người lại đi theo "vết xe đổ" từ 10 năm trước của họ với những thói quen như chiều chuộng con cái vô hạn, chỉ quan tâm đến điểm số...

Kết quả là "thế hệ thứ hai" của người giàu ngày càng giàu hơn, tạo nên khoảng cách lớn với những người xung quanh.

01. "Con nhà lính, tính nhà quan" đang ngày càng phổ biến

Khác biệt giàu nghèo thực chất là khác biệt về giáo dục: Sự “đảo ngược” đang âm thầm diễn ra, cần nhận thức trước khi quá muộn - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Trong suy nghĩ của mọi người, "phú nhị đại", hay "richkid" - thế hệ giàu có đời thứ 2 - thường là những người lười biếng, tiêu xài hoang phí, không cầu tiến và hành động ngang ngược.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, đặc biệt là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu thành thị mới, ngày càng có nhiều thế hệ thứ hai của những gia đình giàu có trung thực trong lời nói, nghiêm chỉnh trong hành động và cực kỳ chăm chỉ chịu khó. 

Ngược lại, những người xuất thân từ các gia đình bình thường lại đang dần xuất hiện những vấn đề của thế hệ giàu có trước kia. 

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng này là tâm lý bù trừ của các thành viên trong gia đình, tâm lý không muốn để con thiếu thốn, thiệt thòi của thế hệ trước. Lớn lên trong môi trường này, một số người trẻ bắt đầu hình thành thói quen không biết quý trọng đồng tiền, thường chi tiêu quá tay, đồng thời không có tinh thần trách nhiệm hay sự cầu tiến.

02. Tâm lý bù trừ là sự tự an ủi của người lớn

Khác biệt giàu nghèo thực chất là khác biệt về giáo dục: Sự “đảo ngược” đang âm thầm diễn ra, cần nhận thức trước khi quá muộn - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Thế hệ trước kia, nhiều người sinh ra trong cảnh nghèo khó nhưng vẫn giàu ý chí, nghị lực và không ngừng nỗ lực vươn lên. Do đó, họ tự tay tạo ra con đường phát triển và tương lai tươi sáng của chính mình.

Còn ở hiện tại, đủ loại huyễn hoặc về tiền bạc tác động đến nhiều tầng lớp xã hội, ngày càng có nhiều người không tạo ra của cải đổ trách nhiệm cho "ông trời bất công", "tại tôi thiếu may mắn"... Để tự an ủi bản thân, họ chỉ có thể làm mọi thứ mà có thể để bù đắp cho con cái: "Tôi phải cho con có được những gì mà ngày xưa tôi không có!"

Điều này trực tiếp dẫn đến một hệ quả xấu: Vì họ cho con quá nhiều, họ cũng mong muốn và đòi hỏi nhiều hơn. Điển hình nhất, nhiều người lúc nào cũng mong con phải học hành giỏi giang, môn nào cũng giỏi; hoặc cực đơn hơn thì chỉ cần con học giỏi, điểm số là trên hết, không quan tâm tất cả những điều khác.

Điều này trực tiếp dẫn đến tinh thần trách nhiệm và kỹ năng xã hội của đứa trẻ rất kém. Khi ra đời làm việc, họ trở thành những "cậu ấm cô chiêu", ngại khó ngại khổ trong công việc, lòng tự trọng cao, làm không được nói không xong và trốn tránh trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.

Họ không bao giờ coi mình là một người hoàn chỉnh có thể chịu trách nhiệm cho một dự án toàn diện, mà coi mình chỉ như một con ốc vít, một bộ phận, không dám đương đầu thử thách.

Kiểu giáo dục này còn khiến đứa con đặc biệt "trưởng thành muộn". Khi những người cùng trang lứa đã biết cật lực đấu tranh cho ngày ba bữa cơm và cuộc sống mười năm sau, họ ôm lòng tự ái và tưởng tượng rằng chỉ cần hành động như những người thành công, họ sẽ thành công.

03. Cha mẹ góp phần quyết định thành bại của tương lai

Sự trưởng thành thực sự của việc làm cha mẹ là có thể đối mặt với những thất bại của chính mình trong cuộc sống và suy ngẫm về những lý do dẫn đến điều đó. 

Một người cha nói với các con của mình trong bữa ăn tối rằng: "Ba có đủ tài năng và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Lý do khiến ba thất bại là do cá tính quá mạnh mẽ, ba không khéo léo khi giải quyết mọi việc."

Sau đó, ông đã nhiều lần suy nghĩ về vấn đề này, vì vậy các con của ông đã bắt đầu đọc sách tâm lý từ rất sớm và luôn đặc biệt chú ý đến việc trau dồi trí tuệ cảm xúc của chính mình. Những gì thất bại ở người cha đã được sửa chữa tốt ở thế hệ sau. 

Khác biệt giàu nghèo thực chất là khác biệt giáo dục: Sự 'đảo ngược' đang âm thầm diễn ra, cần nhận thức trước khi quá muộn - Ảnh 3.

Điều này cho thấy rằng, cha mẹ thẳng thắn đối mặt với khuyết điểm của mình sẽ có uy tín hơn là giả vờ mạnh mẽ. Nếu không thành thật đối mặt mà đổ lỗi cho gia đình, xã hội thì thế hệ mai sau có thể trở nên bần cùng, kiêu hãnh trong vòng hoang tưởng kỳ lạ.

"Mọi con đường đều dẫn đến Rome", đừng so sánh mình với những người đang sống ở Rome, dù sao thì mọi nỗ lực của cha mẹ và con cái cũng đang tiến gần hơn đến Rome mỗi ngày.

Đối mặt với nó, chấp nhận nó, giải quyết nó, rồi để sai lầm qua đi. Các bậc cha mẹ trên thế giới nên nhận thức được rằng họ có "quyền lực" hơn nhà trường. Sự khác biệt về nguồn lực giáo dục dù lớn đến đâu cũng không thể so sánh được với sự khác biệt về tâm lý của cha mẹ.

Sự khác biệt trong giáo dục sẽ "đóng băng" hoặc thậm chí làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo. Và sự khác biệt này không phải là bạn học trường nào, mà là cha mẹ bạn có thể đối mặt với hoàn cảnh của mình bằng một tâm hồn bình thản và khám phá phương pháp giáo dục trong quá trình suy ngẫm và trưởng thành hay không.

*Nguồn: Aboluowang

Theo Thuỳ Linh

Cùng chuyên mục
XEM