Kế hoạch 'sắp xếp lại cuộc đời' của cô gái gánh trên vai khoản nợ 81.000 USD

23/07/2020 11:13 AM | Kinh doanh

Câu chuyện và tinh thần vượt khó, trang trải khoản nợ khổng lồ của cô gái này thức tỉnh nhiều người trẻ.

Việc Melanie Lockert, 35 tuổi, sống gần gia đình ở Los Angeles trả hết 81.000 USD tiền nợ cho khoản vay thời sinh viên. Ở tuổi đôi mươi, Lockert sống ở Portland, bang Oregon, cô làm thêm cả bảy ngày trong tuần cũng chỉ tạm đủ sống, cô đã sáng tạo ra thứ gọi là " danh sách ước mơ không vướng nợ", trên đó ghi tất cả những gì cô dự định sẽ làm sau khi trả hết nợ: Đưa mẹ đến Ý du lịch, nuôi 1 con mèo và trở về nhà ở Los Angeles.

"Tôi không bao giờ muốn gặp lại tình huống như thế này nữa", cô nói. Lockert, tác giả của cuốn sách "Dear Debt", viết dựa trên blog lâu đời cùng tên của cô. "Tôi nhận ra mình phải thật tập trung để có thể có một tương lai tốt đẹp hơn".

Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện với Lockert về những điều đã truyền cảm hứng để cô ấy có thể đẩy nhanh kế hoạch trả hết nợ vay sinh viên và cách cô đã thực hiện việc đó.

Lời cảnh báo của Lockert

Lockert có khoản nợ sinh viên tổng cộng 81.000 USD, trong đó: 23.000 USD vay khi đang học tại Đại học bang California, Long Beach và 58.000 USD vay để lấy bằng tốt nghiệp từ Đại học New York. Cô đoán rằng có lẽ cô đã trả gần 100.000 USD bao gồm tiền lãi.

Mặc dù phải mất tổng cộng 9 năm để trả hết hoàn toàn các khoản vay của mình, nhưng chính trong suốt 4 năm cuối sau đó, Lockert đã làm việc chăm chỉ để thực sự đẩy nhanh tốc độ trả nợ.

Trong suốt thời gian học tại Đại học New York (NYU), Lockert làm rất nhiều các công việc bán thời gian khác nhau, bao gồm dạy nghệ thuật tại Harlem sau giờ học, làm việc cả tuần tại văn phòng du học và làm nhân viên lễ tân tại Trường múa ba lê Mỹ vào cuối tuần. Cũng trong thời gian này, cô đều đặn hàng tháng thanh toán khoản nợ vay sinh viên của mình, vì vậy sau khi tốt nghiệp trường NYU vào tháng 5 năm 2011, cô đã rất kinh ngạc khi thấy rằng cô vẫn còn một khoản tiền nợ gốc trị giá 68.000 USD phải trả.

Kế hoạch sắp xếp lại cuộc đời của cô gái gánh trên vai khoản nợ 81.000 USD - Ảnh 1.

Về điểm này, Lockert cho biết cô đã thanh toán nợ hàng tháng trong suốt năm năm trước đó, nhưng bây giờ vẫn còn một số dư nợ đáng kinh ngạc khiến cô sửng sốt. Cô sớm nhận ra lý do: Trong tất cả những năm đó, cô chỉ trả nợ ở mức tối thiểu.

"Khi tốt nghiệp từ NYU, tôi bắt đầu ngồi tính toán lại và tôi nhận ra mình đang phải trả 11 USD tiền lãi mỗi ngày", Lockert chia sẻ, "Điều này đã thực sự thức tỉnh tôi".

Không giống như thẻ tín dụng, bạn chỉ bị tính lãi khi có phát sinh số dư nợ quá hạn, khoản vay sinh viên tính lãi hàng ngày.

Lockert đã không nhận ra rằng những khoản vay này đang nhanh chóng phình to như thế nào mãi cho đến sau khi cô tốt nghiệp.

"Hồi tôi 17 hoặc18 tuổi, tôi đã đăng ký khoản vay sinh viên mà không tìm hiểu tiền lãi được tính như thế nào", cô nói. "Tôi tán thành ý kiến rằng mọi người đều có khoản vay sinh viên, đó là khoản nợ tốt. Nhưng đó là cho đến khi khi tôi tốt nghiệp NYU, sau này khi trở lên khánh kiệt ngày một nhiều hơn trước, tôi nhận ra cách duy nhất để thoát khỏi nợ nần là trả nhiều hơn mức tối thiểu. Nó như là một sự thay đổi về mặt tư duy".

Sau đó, Lockert không chỉ dành bốn năm tiếp theo cam kết trả hết các khoản nợ còn lại nhanh nhất có thể, cô thậm chí còn trở nên thận trọng hơn với các loại nợ khác.

Tôi đã trở nên "e ngại nợ" đến nỗi mãi đến khi 28 tuổi tôi mới có chiếc thẻ tín dụng đầu tiên cho mình", Lockert cho biết. "Cuối cùng tôi cũng như thể, OK, mình nên đa dạng các loại thẻ tín dụng". Chiếc thẻ đầu tiên của cô ấy là của Capital One® Quicksilver® Cash Reward, nhưng giờ cô ấy chỉ mang theo thẻ Chase Sapphire Preferred® cho chi tiêu cá nhân hoặc công việc và đảm bảo thanh toán đầy đủ mỗi tháng.

Lockert đã trả hết các khoản vay sinh viên của mình như thế nào

Vào tháng 12 năm 2011, sau khi tốt nghiệp Đại học New York, Lockert chuyển từ New York đến Portland, bang Oregon. Mặc dù cô ấy không muốn rời New York, nhưng người yêu của cô ấy lúc đó đang ở Portland và việc chuyển đến đó có nghĩa là tiền thuê nhà của cô sẽ giảm một nửa.

Lockert bắt đầu một chuỗi các công việc làm thêm tìm được trên trang TaskRabbit và Craigslist để tạm có đủ tiền sinh hoạt trong khi chờ tìm một công việc toàn thời gian. Công việc của cô bao gồm bán nước đóng chai tại các bữa tiệc âm nhạc thâu đêm, giúp mọi người lên kế hoạch cho bữa tiệc sinh nhật lần thứ 50 của họ và trông giữ thú cưng.

"Tôi làm tất cả mọi việc mà tôi có thể tìm thấy trên TaskRabbit hoặc Craigslist – dù lớn hay nhỏ", Lockert nói. Vào thời điểm đó, cô ước tính mình kiếm được 800 đến 1.200 đô la mỗi tháng. Tiền thuê nhà cô phải trả là 400 đô la cho một căn hộ studio mà cô chia sẻ với người yêu của mình. Cô không có bảo hiểm y tế hoặc bất kỳ chi phí lớn nào khác phải trả, như chi phí cho một chiếc xe hơi chẳng hạn.

Nhưng "những việc làm thêm như điên" này bắt đầu gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của cô.

"Bạn có thể phải đối phó với năm giai đoạn đau buồn khi bạn trả nợ", Lockert nói về sự chối bỏ ban đầu của cô. "Nợ nần bắt đầu ảnh hưởng đến các lựa chọn trong cuộc sống của bạn và bạn không có bất kỳ chọn lựa nào khác vì nợ nần đang đưa ra những quyết định thay cho bạn - đây chính là những gì tôi nghĩ lúc đó".

Vào tháng 1 năm 2013, cô bắt đầu ghi lại hành trình nợ nần của mình và bắt đầu viết blog "Dear Debt" (sau này trở thành tên một cuốn sách). Hơn bất cứ điều gì, cô ấy đã sử dụng blog như một "công cụ có trách nhiệm giải trình công khai" để trả nợ và trong đó, cô nói về nhiều cách thức khác nhau mà cô đã thực hiện để trả khoản vay sinh viên của mình. Từ đó, cô bắt đầu việc viết lách tự do như một công việc phụ.

Kế hoạch sắp xếp lại cuộc đời của cô gái gánh trên vai khoản nợ 81.000 USD - Ảnh 2.

Sau một năm, cô đã xây dựng sự nghiệp viết lách tự do của mình đến mức cô kiếm được số tiền tương đương với công việc toàn thời gian của mình với tư cách là một điều phối viên cộng đồng và sự kiện cho một tổ chức phi lợi nhuận, họ trả cho cô mức lương 31.000 đô la.

Cô nghỉ việc ở tổ chức phi chính phủ để làm việc tự do toàn thời gian và tăng gấp đôi thu nhập của mình lên 60.000 đô la trong vòng một năm. "Điều này đã giúp rút ngắn hơn thời gian thanh toán nợ của tôi. Đột nhiên, tôi có thể chi trả số tiền ở mức bốn con số".

Đến tháng 12 năm 2015, Lockert đã trả hết khoản nợ vay sinh viên cuối cùng của mình.

Điều quan trọng nhất hay mấu chốt của vấn đề

Khi nói đến bất kỳ loại nợ nào - nợ thẻ tín dụng hay nợ vay sinh viên - hãy chắc chắn rằng bạn hiểu chính xác số tiền lãi mà bạn phải trả là bao nhiêu. Với Lockert, đó là một lời cảnh tỉnh đắt giá chỉ để thấy được rằng cô đang phải trả lãi mỗi ngày trôi qua.

"Thoát khỏi nợ nần đã thay đổi cuộc đời tôi và cho tôi tự do sống, không còn bị ghìm chân bởi những xiềng xích của nó. Nó đã cho tôi hạnh phúc, tự do và sự thoải mái. Không chỉ vậy, thoát khỏi nợ nần đã dạy tôi rất nhiều bài học vô giá của cuộc sống" – Melanie Lockert chia sẻ sau cùng.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản vay sinh viên trong thời gian này, hãy nói chuyện với các bên dịch vụ tư vấn để xem bạn có đủ điều kiện cho bất kỳ chính sách mới nào được đưa ra trong bối cảnh đại dịch Corona Virus hay không. Gói kích thích kinh tế do Corona Virus, còn được gọi là Đạo luật CARES, cho phép tạm dừng các khoản thanh toán tiền vay nợ sinh viên hàng tháng đến tháng 9 năm 2020, và cũng miễn phí các khoản lãi phát sinh trong thời gian này.

Sỹ Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM