In 3D thành công mắt nhân tạo, mở ra hy vọng cho những người khiếm thị trong tương lai
Lần đầu tiên các nhà khoa học có thể in 3D các bộ cảm thụ ánh sáng trên bề mặt cong, tương tự như bán cầu mắt.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các cơ quan cảm thụ ánh sáng trên bề mặt hình bán cầu. Thành tựu này có thể mở đường cho những con mắt nhân tạo trong tương lai.
Thứ ba vừa qua, các nhà khoa học từ Đại học Minnesota của Mỹ cho biết, sáng chế này là một bước tiến đáng kể cho việc tạo ra các con mắt nhân tạo có thể phục hồi thị lực cho người mù hoặc cải thiện khả năng nhìn cho những người khiếm thị.
Việc thực hiện in 3D trên những bề mặt phẳng, ngay ngắn vốn đã quá phổ biến, nhưng in 3D các bộ phận phức tạp trên các bề mặt cong một cách đáng tin cậy thực sự là một thách thức. Cả nhóm nghiên cứu đã bắt đầu hành trình của mình bằng một bề mặt kính cong hình bán cầu, có kích thước gần bằng bề mặt hình cầu của con mắt tự nhiên.
Sử dụng một máy in 3D tùy chỉnh được thiết kế riêng cho nhiệm vụ này, các nhà khoa học có thể in một lớp mực nền bằng các hạt bạc lên bề mặt kính đó. Khi lớp mực bằng bạc khô lại, cho phép in thêm một lớp vật liệu là các chất hữu cơ bán dẫn nữa.
Các chất hữu cơ bán dẫn trên lớp mực bằng bạc này vốn được sử dụng để in các quang tử, dùng để chuyển ánh sáng thành điện năng.
Quá trình này mất khoảng một giờ đồng hồ để hoàn thành, và khi khô lại, khối cầu sẽ được thử nghiệm bằng việc chuyển đổi điện. Theo Michael McAlpine, đồng tác giả của nghiên cứu này và giáo sư Kỹ thuật Cơ khí của Đại học Minnesota, Benjamin Mayhugh, khả năng tạo ra năng lượng của con mắt nhân tạo là khoảng 25%, được xem như một kết quả tốt.
Nếu con mắt sinh học này có thể hoạt động, việc cấp năng lượng liên tục là rất cần thiết và năng lượng mặt trời là một nguồn có thể tái tạo.
Theo nhóm nghiên cứu, sau đó, các bộ tách sóng quang phổ có thể cung cấp năng lượng cho các mảng cảm biến ánh sáng với "độ nhạy cao và tầm nhìn rộng".
Bước tiếp theo của việc nghiên cứu là tạo ra một nguyên mẫu tiếp theo, có thể hỗ trợ nhiều cơ quan cảm thụ ánh sáng hơn, để mang lại hiệu quả lớn hơn. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu khám phá các vật liệu mềm, có thể tạo thành hình cầu để thực hiện việc cấy ghép vào con mắt hữu cơ.
Đây không phải lần đầu in 3D được khai thác cho nhiệm vụ khôi phục thị giác những người khiếm thị. Vào đầu năm nay, các nhà khoa học từ Đại học Newcastle của Anh đã đề ra hướng phát triển cho việc in 3D giác mạc, được làm từ một hỗn hợp các tế bào gốc và collagen.
Tham khảo ZDNet