Hướng dẫn bạn đọc tự chế thiết bị vỗ tay để bật đèn/quạt cực đơn giản

05/12/2016 19:50 PM | Công nghệ

Bạn nghĩ sao nếu đèn điện trong nhà có thể bật/tắt chỉ với thao tác vỗ tay?

Trở về nhà mà căn phòng mà tối om thì việc lần mò công tắc để bật đèn thật là khó khăn. Hay đơn giản là bạn vừa lên giường đi ngủ nhưng chợt nhận ra là quên chưa tắt điện. Bạn đã gặp phải tình huống nào trong hai tình huống trên chưa? Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm thiết bị bật đèn bằng cách vỗ tay. Giờ đây bạn có để ung dung lên giường đi ngủ rồi mới tắt đèn. Hay là dẫn đám bạn về nhà chơi rồi vỗ tay để bật đèn cho các bạn “mắt chữ A mồm chữ O”.

Cách lắp ráp và hoạt động của thiết bị.

Chuẩn bị:

Một Broad Arduino Uno R3 (Giá 119.000 đồng).

Một module Relay 5V một kênh (Giá 25.000 đồng).

Một module cảm biến âm thanh CN07 (Giá 25.000 đồng).

Dây nối 7 màu các loại Đực-cái, Cái-cái, đực-đực (Giá 7.000 đồng).


Bước 1

Kết Nối module âm cảm biến âm thanh CN 07 với Arduino.

Trên CN07 có 3 chân, VCC và GND là 2 chân nguồn (GND cắm dây âm, VCC cắm dây nguồn dương), OUT là chân tín hiệu.

Sơ đồ kết nối với Arduino:

VCC cắm vào chân 5V.

GND cắm vào chân GND.

OUT cắm vào chân số 11.


Bước 2

Kết nối Module Relay với Arduino, Module Relay có tác dụng giúp chúng ta điều khiển được các thiết bị có điện áp lớn như 220V, nếu điều khiển trực tiếp với thiết bị chạy điện 220V, mạch Arduino sẽ bị phá hỏng.

Module Replay sẽ có 6 chân, DC+ DC- là chân 2 cấp nguồn điện áp nhỏ từ Arduino ra, IN là chân tín hiệu vào.

COM và NC NO là các chân để chúng ta sử dụng đóng ngắt các thiết bị điện. COM là chân ở giữa. NC là viết tắt của Normal Close nghĩa là thường đóng. NO là Normal Open nghĩa là thường mở.

Ngoài ra trên module Relay này các bạn còn thấy ở đây có 1 cái kẹp nối mạch. Trên đây thì có 3 chân. Kí hiệu L là viết tắt của Low còn H là viết tắt của High. Đây là tùy chọn cho phép bạn chọn Arduino gửi tín hiệu LOW sẽ kích Rơ-le hay gửi tín hiệu High thì mới kích rơ-le (Low và High là 2 trạng thái điện được gửi từ board Arduino sang).

VD. Bạn lập trình cho arduino gửi tín hiệu 1 ( Trong arduino 1 tức là tín hiệu High) cho module Relay. Nếu trên Relay bạn đang kẹp ở chân Low thì rơ-le sẽ không được kích hoạt.

Sơ đồ kết nối với Arduino

D+ cắm vào chân 3V. Đúng ra thì phải cắm vào chân 5V cắm cảm biến CN07 rồi nên các bạn cắm vào chân 3V cũng được.

D- cắm vào chân GND.

IN cắm vào chân 2.


Bước 3

Kết nối Module Relay với bóng đèn.

Chân COM nối với 1 đầu của bóng đèn.

Chân NC nối với 1 đầu nguồn điện 220V.

Đầu nguồn điện còn lại nối với đầu còn lại của bóng đèn.

Vậy là xong phần kết nối, giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần lập trình code điều khiển.


Bước 5

Các bạn kết nối bo mạch Arduino vào cổng USB và mở phần mềm nạp mã Arduino trên máy tính lên copy đoạn này vào:

#define sensor 11

#define led 2

boolean val=1;

boolean ledstatus=0;

void setup() {

pinMode(led,OUTPUT);

pinMode(sensor,INPUT);

Serial.begin(9600);

}

void loop() {

Serial.println(digitalRead(sensor));

while (ledstatus==0) {

val=digitalRead(sensor);

if (val==0) {

ledstatus=1;

digitalWrite(led,ledstatus);

delay(80);

break;

}

}

while (ledstatus==1) {

val=digitalRead(sensor);

if (val==0) {

ledstatus=0;

digitalWrite(led,ledstatus);

delay(80);

break;

}

}

}

Sau đó các bạn bấm vào biểu tượng hình chữ V để dịch code xem có lỗi gì không. Nếu ở dưới báo Done Compling thì không có lỗi gì.

Các bạn ấn tiếp dấu mũi tên ở cạnh dấu V để tiến hành nạp code lên arduino. Khi nạp xong thì ở dưới sẽ có dòng done uploading.

Vậy là chúng ta đã hoàn tất một thiết bị bật tắt đèn bằng cách vỗ tay rồi. Bạn Còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay làm ngay cho mình một cái đi thôi.

Cùng chuyên mục
XEM