Hội những gia đình giàu có nhất hành tinh: Hoàng gia Anh chỉ đứng thứ 5, xuất hiện 2 cái tên đến từ Đông Nam Á
Những gia đình hoàng gia trên khắp thế giới cũng nắm giữ khối tài sản khổng lồ không kém gì các tỷ phủ, lên tới cả nghìn tỷ USD.
Những cái tên như Jeff Bezos, Elon Musk hay Bill Gates,… đã không còn xa lạ với chúng ta khi họ đều là doanh nhân, nhà sáng lập các công ty hàng đầu thế giới và nắm trong tay khối tài sản khổng lồ tới hàng tỷ USD. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót nếu nhắc tới giới siêu giàu toàn cầu mà không có những gia đình hoàng gia quyền lực và cũng được định giá với số tiền không kém.
Dưới đây là 10 gia đình hoàng gia quyền lực và giàu có nhất thế giới mà chúng tôi đã tổng hợp được:
10. Gia đình hoàng gia Liechtenstein: 4,4 tỷ USD
Liechtenstein giáp với Thụy Sĩ ở phía tây nam, giáp với Áo ở phía đông bắc. Đây là đất nước nhỏ thứ 4 của châu Âu, với diện tích chỉ hơn 160 km vuông và dân số 37.877 người.
Theo Bloomberg, tài sản ròng của gia đình triều đại Liechtenstein ước tính trị giá 4,4 tỷ USD. Đóng góp lớn nhất vào con số này là Hoàng tử Hans-Adam II. Hans-Adam II là vị vua gần nhất cai trị đất nước nhỏ bé này từ năm 1989. Phần lớn của cải của ông đến từ Tập đoàn LTG, ngân hàng tư nhân của gia đình mà ông là người kiểm soát chính.
Ngoài ngân hàng, Quỹ Prince of Liechtenstein còn quản lý một danh mục tài sản có giá trị cao, các công ty lớn cùng những khoản đầu tư sinh lợi khác. Đó là chưa kể đến một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp thế giới với những kiệt tác của Raphael, Rembrandt và Van Dyck.
9. Gia đình hoàng gia Dubai: 19 tỷ USD
Từ năm 1833, gia đình hoàng gia Maktoum đã có 12 thành viên chính thay nhau trị vì và mở rộng thêm hàng trăm thành viên khác. Tổng tài sản của họ được định giá khoảng 19 tỷ USD.
Thành viên giàu có nhất gia đình từ trước đến nay chính người đứng đầu triều đại, đồng thời là người cai trị Dubai, Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Ông đã điều hành quốc gia này từ năm 2006, giữ chức phó chủ tịch kiêm thủ tướng của UAE đồng thời sở hữu khối tài sản ước tính lên tới 18 tỷ USD.
Rashid Al Maktoum điều hành quỹ đầu tư Dubai Holdings và được biết đến với lối sống xa hoa, phóng khoáng. Ông từng chi 100 triệu USD cho đám cưới đầu tiên vào năm 1979 và quyên góp hàng tỷ USD cho các hoạt động từ thiện.
8. Hoàng gia Morocco: 20 tỷ USD
Hoàng gia Morocco cầm quyền triều đại Alaouite, được thành lập năm 1631 nhưng đã bắt nguồn từ thế kỷ 13. Gia đình nòng cốt được tạo thành từ 19 thành viên do Vua Mohammed VI lãnh đạo, lên ngôi năm 1999.
Forbes đã ước tính khối tài sản của gia đình này là 5 tỷ USD nhưng nhiều nguồn tin khác còn cho rằng con số này có thể lên tới 20 tỷ USD. Ngoài việc sở hữu tài sản trị giá hàng tỷ USD, gia đình hoàng gia Morocco còn được liệt vào danh sách những người chi tiêu hào phóng bậc nhất.
Ở Tòa án Hoàng Gia, nhân viên được trả lương hàng triệu USD. Hóa đơn điện nước của cung điện hoàng gia cũng lên đến cả triệu USD một năm.
7. Gia đình hoàng gia Brunei: 30 tỷ USD
Triều đại hoàng gia của Brunei, gia đình nhà Bolkiah được thành lập vào năm 1363 và đã cai trị đất nước Đông Nam Á nhỏ bé này từ đó đến nay. Trong đó, Sultan Hassanal Bolkiah là người cầm quyền lãnh đạo suốt 51 năm qua.
Gia đình đã trở nên giàu có đáng kinh ngạc nhờ nguồn dự trữ giàu mỏ khổng lồ của Brunei. Sultan nắm giữ khối tài sản trị giá 20 tỷ USD, trong khi con trai của ông, Hoàng tử Haji Abdul Azim được cho là có khối tài sản cá nhân lên tới 5 tỷ USD.
Nổi tiếng là người ngông cuồng, Sultan sống trong cung điện Istana Nurul Iman, trị giá 1,4 tỷ USD. Ông còn sở hữu 7.000 siêu xe bao gồm 600 Rolls-Royces và 300 Ferraris, và một số máy bay phản lực tư nhân. Nhà vua thậm chí đã từng chi 21.000 USD chỉ để cắt tóc.
6. Gia đình hoàng gia Thái Lan: 60 tỷ USD
Triều đại Chakri là hoàng gia cầm quyền của Thái Lan trong 236 năm qua và vẫn luôn nhận được sự tôn kính tối đa của người dân ở đất nước này. Quốc vương hiện tại là Maha Vajirusongkorn, người đã chấp nhận ngai vàng vào năm 2016 sau cái chết của cha mình, vua Bhumibol Adulyadej.
Gia đình hoàng gia này có 22 người, bao gồm cả các thành viên không chính thức và vợ hoặc chồng cũ. Số lượng thành viên cốt lõi trong gia đình chỉ là 10. Hoàng gia Thái Lan được cho là đang kiểm soát khoảng 60 tỷ USD tài sản thông qua Cục Tài sản Vương miện.
Các tài sản này bao gồm những vùng bất động sản có giá trị lớn ở trung tâm Bangkok, cổ phần trong một số công ty chủ chốt của Thái Lan và tập đoàn khách sạn sang trọng Kempinski. Danh mục đầu tư của gia đình được báo cáo là tạo ra khoảng 3 tỷ USD doanh thu một năm.
5. Hoàng gia Anh: 88 tỷ USD
Người dân Anh không chỉ háo hức chờ đợi sự chào đời của em bé nhà Harry - Meghan mà còn tò mò về sự giàu sang, sung túc mà cô bé nhận được khi chính thức là thành viên của Hoàng gia Anh.
Tài sản được định giá 88 tỷ USD của gia đình quyền lực này đến từ hoạt động kinh doanh, du lịch. Sở hữu 5 triệu USD, khoản thu nhập của nàng dâu Meghan Markle chủ yếu đến từ tiền cát-xê 50.000 USD cho mỗi tập phim Suit mà cô tham gia trước khi trở thành hoàng gia. Trong khi đó, Harry, người phục vụ tại Không quân Hoàng gia trong 10 năm, kiếm được khoảng 53.000 USD mỗi năm, bên cạnh khoản thừa kế 13 USD từ người mẹ quá cố.
Nữ hoàng Elizabeth là người nắm giữ khối tài sản khổng lồ nhất trong tất cả các thành viên hoàng tộc. Theo "Danh sách Người giàu 2018" của Thời báo Sunday Time, giá trị tài sản ròng của bà ước tính khoảng 480,5 triệu USD. Một phần trong số đó có được từ lợi nhuận do Crown Estate tạo ra, cũng như thông qua bất động sản như Lâu đài Balmoral ở Scotland và Nhà Sandringham ở Norfolk, Anh.
4. Gia đình hoàng gia Abu Dhabi: 150 tỷ USD
Gia đình Nahyan thuộc cùng một bộ tộc với triều đại Al Maktoum và là hoàng tộc trị vì của Abu Dhabi kể từ năm 1793. Gia tộc này có 200 thành viên nam trong khi không rõ số lượng nữ giới là bao nhiêu.
Giống như các gia đình hoàng gia khác ở Trung Đông, sự giàu có của Al Nahyans chủ yếu nhờ dầu mỏ. Gia đình này đã tích lũy phần lớn khối tài sản trị giá 150 tỷ USD của mình trong suốt những năm 1970.
Người đứng đầu gia đình, ông Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan, là người thừa kế của Abu Dhabi. Ông giữ chức chủ tịch của UAE từ năm 2004 và đồng thời là chủ tịch của Cơ quan đầu tư Abu Dhabi, nơi quản lý tài sản trị giá 875 tỷ USD, bao gồm tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa của Dubai.
3. Hoàng gia Qatar: 335 tỷ USD
Gia đình Thani đã cai quản Qatar từ giữa thế kỷ 19. Người cai trị hiện tại là Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, vị vua trẻ nhất thế giới, được bổ nhiệm làm tiểu vương vào năm 2013. Số thành viên của hoàng gia này cũng vô cùng lớn, trong khoảng từ 7000 đến 8000 người.
Vua Al Thani kiểm soát quỹ tài sản trị giá 335 tỷ USD của quốc gia này. Trong khi đó, các tài sản của gia đình bao gồm tòa nhà chọc trời Shard, làng Olympic ở thủ đô Anh, tòa nhà Harrods cùng cổ phần đáng kể trong Tòa Empire State của New York và các công ty nổi tiếng như Volkswagen, Barclays và Tiffany & Co.
2. Hoàng gia Kuwait: 360 tỷ USD
Gia đình Al-Sabah đang nắm quyền cai trị Kuwait, một quốc gia Tây Á. Vương triều này đã cai trị đất nước Trung Đông kể từ năm 1752 và tiểu vương hiện tại là Sheikh Sabah IV Ahmad Al-Jaber Al-Sabah. Hoàng gia Al-Sabah được cho là có tổng cộng khoảng 1.000 thành viên.
Theo 1 bài báo trên tạp chí Time từ năm 1991, giá trị tài sản ròng của gia đình này là một con số đáng kinh ngạc, 90 tỷ USD. Phần lớn của cải được cho là gắn liền với cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của Mỹ, vốn đã tăng vọt về giá trị trong những năm qua.
Trên thực tế, các chuyên gia tin rằng tài sản của gia đình hoàng gia Kuwaiti có thể tăng gấp 4 lần kể từ đầu những năm 1990 và thuộc về phe bảo thủ khi họ có cổ phần đáng kể trong hầu hết các công ty blue chip lớn ở Mỹ.
1. Hoàng gia Ả Rập Saudi: 1,7 nghìn tỷ USD
Hoàng gia Ả Rập Saudi chính là gia đình giàu có nhất thế giới khi nắm giữ khối tài sản có giá trị lên tới 1,7 nghìn tỷ USD. Vâng, bạn không hề nhìn nhầm đâu. Sự giàu có ngoài mức tưởng tượng này được trải rộng trong số 15.000 thành viên của gia đình.
Nhà Saudi cai trị quốc gia mang tên mình từ năm 1744. Vua Salman hiện tại đã lên ngôi kể từ năm 2015 và nắm giữ quyền lực trong nước cùng phần lớn của cải, nằm ở quốc vương và người thân của ông.
Trong khi đó, Hoàng tử Alwaleed, người đã bị bắt vào năm ngoái về tội tham nhũng, là thành viên giàu có nhất trong gia đình với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 18,7 tỷ USD. Nhiều nguồn tin cũng cho biết Hoàng tử đã đồng ý trả cho chính quyền 6 tỷ USD để được thả tự do sau vài tháng bị giam giữ.