Học bổng toàn phần Harvard và giấc mơ khó tin của chàng trai nhập cư trái phép

07/12/2016 16:05 PM | Sống

Câu chuyện về một chàng trai nhập cư trái phép vào Mỹ sau đó vượt qua muôn vàn khó khăn để vào Harvard sẽ cho bạn thấy nếu bạn có đủ quyết tâm, thành công sẽ tới.

Vào được một trường đại học danh giá như Harvard là ước mơ của rất nhiều người, thế nhưng với những người không có điều kiện để chi trả học phí thì sao? Đặc biệt hơn là những người nhập cư trái phép, câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn thấy được giấc mơ Harvard ngọt ngào của một chàng trai nhập cư.

Khung cảnh trường Harvard nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: AP)
Khung cảnh trường Harvard nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: AP)

Khi tôi về nhà sau buổi tập đá bóng, điện thoại bỗng vang lên. "El Camino", mẹ gọi tôi và đưa điện thoại cho tôi, đầu dây bên kia là đại diện của trường cao đẳng cộng đồng gần nhà. Tôi đã theo học vài khoá kĩ sư tại đây nên chắc họ gọi để thông báo về việc học tập.

Thế nhưng không, người phụ nữ ở đầu dây nói với tôi rằng quá trình đăng kí học của tôi có vấn đề, số an sinh xã hội của tôi không đúng và nếu không có, tôi sẽ phải trả tới 2.000 USD cho những lớp học đã hoàn thành.

Và rồi, khi tôi hỏi cha mẹ mình về số an sinh xã hội, họ nói với tôi rằng số an sinh xã hội của tôi thực chất là của em trai. Toàn bộ những gì họ nói là: "Con trai, cha mẹ đã ở quá thời hạn visa khi con mới 3 tuổi. Vì thế con không có số an sinh xã hội".

Tôi thậm chí không hề biết về điều đó cho tới tận lúc này. Đó là khi tôi 16 tuổi, khi học cấp 3 với những kì vọng lớn trong cuộc sống, mọi thứ giờ đây đổ vỡ.

Nhân vật chính của câu chuyện.
Nhân vật chính của câu chuyện.

Nhưng, tôi không phải người duy nhất, người bạn Oscar của tôi cũng có hoàn cảnh tương tự, điểm khác là cậu ấy biết điều này sớm hơn tôi. Khi kể câu chuyện của mình, Oscar chỉ mỉm cười: "Hãy nghiên cứu thêm đi anh bạn, cơ hội của chúng ta chưa hết".

Và mọi thứ như một bầu trời hửng nắng sau cơn bão, tôi nhận ra rằng mình không bao giờ cần một số an sinh xã hội mang cái tên El Camino của tôi, những điều cha mẹ giấu diếm tôi bấy lâu nay giờ cũng sáng tỏ.

Mùa hè năm đó, tôi cùng Oscar nghiên cứu về những người Mexico sinh sống không giấy tờ tại Mỹ. Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể có được một công việc khi không có giấy tờ, nếu có lỡ ra khỏi nước Mỹ, chúng tôi không thể quay trở về đây. Thậm chí tới bằng lái xe chúng tôi cũng chẳng thể có chỉ vì những giấy tờ trên. Khó khăn nhất chính là việc học đại học với chúng tôi sẽ là một ước mơ khá xa vời.

May mắn thay, nhiều trường đại học có cơ chế rộng rãi với người nhập cư, nhưng học phí lại là vấn đề khác, chúng tôi không thể có được học bổng tại những trường ở Mỹ trừ khi có số an sinh xã hội. Cả tôi và Oscar cùng đồng ý rằng việc học đại học có thể khiến gia đình chúng tôi khốn đốn về tài chính, vì thế chúng tôi phải chọn theo học những trường rất khó khăn, những trường hỗ trợ tài chính cho học sinh.

Tất nhiên, tỷ lệ cạnh tranh để nhập học trong những trường trên rất khó, tôi thử tới 5 trường bao gồm MIT, đại học Atlantic, đại học Williams, đại học Wesletan và đại học Washington & Lee. Chỉ có 2 trường là MIT và đại học Williams từ chối.

Điều này lập tức khiến tôi cảm thấy buồn vì MIT giống như một ngôi trường trong mơ với bất kì kĩ sư nào, một ước mơ cả đời của tôi. Tôi từng mơ ước được học trong ngôi trường này và giờ mọi thứ đổ bể. Người phụ trách quy chế học bổng gửi một email cho tôi với nội dung:

"Với những học sinh không có giấy tờ xác thực, cách duy nhất để MIT nhận họ trong thời điểm hiện tại là học sinh đó không ở Mỹ. Những học sinh này chỉ cần rời khỏi Mỹ sau đó nhập cảnh vào bất kì quốc gia nào. Thế nhưng theo kinh nghiệm cá nhân của MIT, không ai trong hoàn cảnh của bạn có thể vào được MIT. Chúng tôi lo ngại rằng quyết định của MIT có thể làm ảnh hưởng tới học sinh khi yêu cầu họ rời Mỹ sau đó cố gắng trở lại đây. Nên nhớ rằng, một khi rời Mỹ, không gì có thể đảm bảo việc quay trở lại của học sinh. Vì thế, tôi không có cách nào để giúp cậu vào được MIT".

Tôi buồn bã, đi trong vô thức dọc con đường Massachusetts, ước mơ tan vỡ khiến tôi đau khổ. Thế nhưng, khi tôi ngẩng đầu lên, sự vô thức đã đưa tôi đến với Harvard, tôi thử vào văn phòng trường và hỏi về trường hợp của mình. Người phụ trách chỉ nói rằng: "Nếu như em muốn vào Harvard, chúng tôi có thể giúp em về tài chính, bỏ qua những rào cản hợp pháp về nhập cư của em".

Vài tuần sau, tôi cùng Oscar gặp nhau, giấy đăng kí nhập học trên tay, chúng tôi chia sẻ với nhau về hành trình chọn trường đầy khó khăn của mỗi người. Mặc dù được hỗ trợ về học bổng cũng như những cơ chế hỗ trợ tài chính khác, thế nhưng bạn phải chứng minh rất nhiều thứ để nhận được khoản tiền này. May mắn thay cha mẹ tôi đóng thuế cũng như có khâu quản lý tài chính cẩn thận từ khi chúng tôi tới Mỹ.

Không lâu sau quá trình học tập El Camino phải trở về Mexico để chăm sóc người mẹ ung thư giai đoạn cuối, may mắn thay Mỹ đã cho phép chàng trai quay trở lại để tiếp tục học tập tại Harvard.​
Không lâu sau quá trình học tập El Camino phải trở về Mexico để chăm sóc người mẹ ung thư giai đoạn cuối, may mắn thay Mỹ đã cho phép chàng trai quay trở lại để tiếp tục học tập tại Harvard.​

Tôi gửi giấy tới tất cả các trường trong nhóm Ivy League, đại học Chicago, Georgetown, Wesleyan, Washington & Lee và đại học Atlantic. Vài ngày sau, một số máy lạ gọi cho tôi, đó là từ Harvard, họ chấp nhận đơn xin nhập học của tôi, Oscar cũng được đại học Cornell gọi. Harvard cho tôi học bổng toàn phần, tôi không phải lo về các quản nợ hay chi phí trong quá trình học tập, thật quá tuyệt vời.

Tôi từng nghĩ rằng với tư cách là một người nhập cư trái phép, tôi có nhiều bất lợi. Tôi từng nhắc mình rằng tôi khác biệt, thế nhưng chỉ tới khi tôi nhận ra vì mình là một người nhập cư, tôi mới có thể hoàn thành được giấc mơ Harvard mà nhiều người ao ước.

Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều sinh viên nhập cư kém may mắn hơn tôi, cha mẹ họ không đóng thuế, họ không thể xin học bổng, một số người còn chẳng có cha mẹ. Có nhiều bạn bè học cùng với tôi còn phải làm thêm nhiều giờ để có tiền đóng học. Nhớ lại khi tôi mới vào Harvard, khẩu hiểu của Harvard trong một trận đấu bóng với Yale "Chúng ta là nhóm 6%" (ý nói tới tỷ lệ trúng tuyển vào Harvard) tôi mới thấy mình thật may mắn, một ước mơ Harvard thành hiện thực.

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM