Hoạt hình không phải chỉ dành cho trẻ em, 4 bộ phim sau sẽ cho bạn biết về cách làm việc trong doanh nghiệp
Bộ phim này chỉ ra điểm mấu chốt của vấn đề. Làm việc trong một doanh nghiệp nghĩa là bạn đang làm việc vì lợi ích của người khác. Bạn đang từ bỏ ước mơ của mình để giúp người khác xây dựng ước mơ của họ.
Tôi đã từng học môn lịch sử và môn chính trị thế giới ở trường đại học. Khi học các môn này, giảng viên thường cho chúng tôi xem những bộ phim hoạt hình nói về chính trị. Tôi không hiểu điều đó, tại sao lại xem hoạt hình trong khi có rất nhiều các tài liệu học thuật, bài phát biểu chính trị, những bức ảnh và những bộ phim giải thích về lịch sử và chính trị tốt hơn nhiều so với những bản vẽ đơn giản này?
Nhưng tất nhiên, một ví dụ minh họa tốt có thể cho bạn thấy sự thật nhanh hơn bất kỳ thứ gì khác. Chúng ta có thể học thêm kiến thức từ một bức ảnh thì chắc chắn một bộ phim hoạt hình châm biếm hay còn cho chúng ta biết nhiều điều hơn.
Vì vậy, tôi đã xem một vài bộ phim hoạt hình có nội dung liên quan tới doanh nghiệp và tôi tin rằng chúng thật sự tuyệt vời.
Tôi đã làm việc trong một doanh nghiệp gần 20 năm mặc dù tôi không thích công việc này. Trước đây, tôi từng viết nhiều bài luận dài để giải thích lý do vì sao môi trường làm việc này lại khiến tôi chán ghét như thế.
Tuy nhiên, ai sẽ quan tâm những gì tôi nghĩ? Những bộ phim hoạt hình có thể mang lại cho người xem cảm nhận tốt hơn các bài viết của tôi. Dưới đây là 4 bộ phim hoạt hình hay nhất về doanh nghiệp mà tôi biết.
1. Savage Chickens
"Có được một công việc ổn định" là câu thần chú của nhiều bậc phụ huynh và trường học. Như thể sự ổn định không phải là một nhu cầu nhỏ mà nó là mục tiêu sống của chúng ta.
Những người đề cao sự ổn định hơn tất cả mọi thứ sẽ không bao giờ nói ra những điều mà họ đã đánh mất khi không theo đuổi nghệ thuật, sự sáng tạo hay tinh thần khởi nghiệp. Cũng như không đề cập đến việc họ căm thù bản thân như thế nào khi luôn phải tránh rủi ro và không được làm những gì mình thích. Thậm chí, họ đang tự chôn vùi bản thân.
Nhà đầu tư người Mỹ Naval Ravikant đã từng nói rằng: "Lòng tự trọng chỉ là cái hư danh bạn tạo ra cho chính mình".
Sau khi xem bộ phim hoạt hình đã này, tôi hiểu ra nỗi đau khi làm một điều gì đó thất bại cũng chẳng lớn bằng nỗi đau khi không được làm nó.
2. Mousetrap (tạm dịch: bẫy chuột)
Phần ấn tượng nhất trong bộ phim hoạt hình này là chú chuột "mong chờ điều gì đó tốt hơn sẽ đến nhưng rồi 50 năm đã trôi qua..."
Rất nhiều người trong chúng ta làm việc tại văn phòng và "trớ trêu thay" chúng ta hoàn thành công việc một cách tự động như một "cỗ máy".
Chúng ta chờ đợi cả tuần để tới thứ sáu, chờ đợi cả năm để tới kỳ nghỉ hè và làm việc cả đời để kiếm sống. Cứ như vậy, chúng ta trở thành chú chuột trong câu chuyện, trở nên thô lỗ và tự căm ghét chính bản thân mình.
3. Dinos
Nhà sản xuất phim tài liệu Adam Curtis đã trích dẫn một câu nói vào đầu bộ phim của mình: "Sự thật bị che giấu của thế giới là thứ chúng ta tạo ra nên chúng ta có thể làm nó khác đi một lần nữa".
Đây là câu nói của nhà nhân chủng học người Mỹ David Graeber, ông là người viết ra cuốn sách "Đời ngắn lắm đừng làm việc vô nghĩa". Cuốn sách chỉ ra những công việc vô nghĩa trong văn phòng và các nhà máy gây đang "hủy hoại" cả con người và xã hội.
Điều đáng chú ý ở đây là rất nhiều người làm công việc mà họ không thích, họ sẵn sàng từ bỏ công việc của mình bất cứ khi nào có cơ hội dù cho không có lý do chính đáng.
Nhà diễn thuyết nổi tiếng Jiddu Krishnamurti đã nói rằng "Đó không phải là dấu hiệu của sức khỏe tốt để thích nghi với một xã hội đang mắc bệnh nặng".
Chúng ta không cần chấp nhận cách xã hội vận hành. Chúng ta không cần làm theo những người khác.
Chúng ta có thể nghĩ khác về xã hội, công việc và ý nghĩa của cuộc sống. Và hơn thế, chúng ta có thể nghĩ khác về cách sử dụng thời gian mỗi ngày. Những điều chúng ta làm mỗi ngày chính là cách chúng ta tận hưởng cuộc sống.
4. The Boss
Bộ phim này chỉ ra điểm mấu chốt của vấn đề. Làm việc trong một doanh nghiệp nghĩa là bạn đang làm việc vì lợi ích của người khác. Bạn đang từ bỏ ước mơ của mình để giúp người khác xây dựng ước mơ của họ.
Tôi đã từng làm việc tại bộ phận phân tích tài chính của một số công ty và tôi nhận ra rằng tiền thưởng không được chia công bằng. Nếu bạn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì sếp của bạn sẽ là người nhận được phần thưởng trước. Không có cách nào để bạn được nhận thưởng trực tiếp nếu làm việc trong doanh nghiệp. Những phần thưởng sẽ biến mất bởi tư lợi, chính sách nội bộ, áp lực thị trường và lòng tham.
Trong doanh nghiệp luôn tồn tại sự bất công và bạn không thể kiểm soát sự bất công đó. Trừ khi bạn làm việc bên ngoài văn phòng.