Lộ diện 10 nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam năm 2012

17/07/2013 10:22 AM | Hồ sơ

Ngày 15.7, tạp chí bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương công bố mười nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam năm 2012 là: hệ thống siêu thị Co.opmart; công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC); trung tâm thương mại Nguyễn Kim; hệ thống siêu thị Big C; công ty cổ phần Thế Giới Di Động; công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ); công ty kinh doanh kim khí điện máy Pico; trung tâm thương mại Parkson; công ty kinh doanh hàng kỹ thuật số Viễn Thông A, và công ty phát hành sách TP.HCM (Fahasa).

Trong tốp này, nhiều nhất là ngành hàng kỹ thuật số: bốn doanh nghiệp, tiếp theo là vàng bạc, đá quý: hai doanh nghiệp, hàng tiêu dùng: hai doanh nghiệp, thương mại tổng hợp: một doanh nghiệp, sách và văn phòng phẩm: một doanh nghiệp.

Dẫn đầu doanh thu trong mười nhà bán lẻ Việt Nam năm 2012 là: Co.opmart: 21.317 tỉ đồng, SJC: 13.374 tỉ đồng, Nguyễn Kim: 9.039 tỉ đồng, và đứng thứ mười là Fahasa: 1.566 tỉ đồng.

Theo Gia Vinh
Sài Gòn tiếp thị


SttCông tyDoanh thu bán lẻ
(tỷ đồng)
Lĩnh vực
1Co.op Mart 21.317 Thương mại tổng hợp
2SJC 13.374 Vàng bạc đá quý
3Nguyễn Kim 9.039 Kỹ thuật số
4Big CHàng tiêu dùng
5Thế giới Di động 7.375 Kỹ thuật số
6PNJ 6.717 Vàng bạc đá quý
7ParksonHàng tiêu dùng
8PicoKỹ thuật số
9Viễn Thông A1.676Kỹ thuật số
10Fahasa 1.566 Sách văn phòng phẩm

(Số liệu doanh thu của PNJ và Thế giới di động lấy theo BCTC của công ty)

Theo Fahasa, giải thưởng Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương (Retail Asia-Pacific Top 500) do Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia Publishing PTE LTD – trụ sở chính tại Singapore) tổ chức bắt đầu từ năm 2004 đến nay, dựa trên kết quả khảo sát độc lập của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International. Cuộc khảo sát và xếp hạng được tổ chức hằng năm thông qua kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đến từ 14 nền kinh tế trong khu vực: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hongkong, Indonesia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam , chọn ra 10 Nhà bán lẻ hàng đầu của mỗi quốc gia và 500 Nhà bán lẻ xuất sắc nhất được xếp hạng Top châu Á – Thái Bình Dương. Tiêu chí đánh giá chính là : số lượng địa điểm kinh doanh bán lẻ, tổng doanh thu (qui ra USD), diện tích kinh doanh và bình quân doanh thu bán lẻ / m 2 diện tích kinh doanh. Các loại hình bán lẻ được khảo sát bao gồm :

•  Bookstores : Cửa hàng sách (Nhà sách).

•  Convenience Stores : Cửa hàng tiện lợi.

•  Department Stores : Cửa hàng bách hóa.

•  Hardline/Electronic Stores : Cửa hàng điện máy và thiết bị thông tin.

•  Health & Beauty Stores : Cửa hàng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.

•  Hypermarkets : Đại siêu thị.

•  Sports/Footwear Stores : Cửa hàng vật dụng thể thao/Cửa hàng giày dép.

•  Supermarkets : Siêu thị.

•  Others (Stores/ Outlets & Property), F&B/ Restaurant, Outlets Others (Solution Providers/ Suppliers), Specialty Stores/ Boutiques: một số loại hình cửa hàng bán lẻ khác.

duchai

Cùng chuyên mục
XEM