Bà Tư Hường - Tuổi thất thập vẫn miệt mài với nghiệp kinh doanh

01/08/2013 16:41 PM | Hồ sơ

Năm nay đã 77 tuổi, bà Trần Thị Hường (Tư Hường) là một trong những doanh nhân cao tuổi nhất vẫn còn miệt mài với hoạt động kinh doanh.

-----Cập nhật lần cuối ngày 6/8/2013-----

Họ tên:

Trần Thị Hường

Ngày sinh:

20/4/1936 (77 tuổi)

Quê quán:

Huyện Hoài Nhơn, Bình Định

Địa chỉ thường trú:

203 Cách mạng Tháng tám, P.4, Q.3, Tp.HCM

Lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng, bất động sản


Gia đình:

Chồng: Nguyễn Chấn

Con trai: Nguyễn Quốc Toàn (1968 - 45 tuổi)

Con dâu: Dương Trương Thiên Lý (vợ Nguyễn Quốc Toàn)

Con trai: Nguyễn Quốc Mỹ (1971 - 42 tuổi)

Con gái: Nguyễn Thị Xuân Ngọc

Con rể: Huỳnh Thành Chung (chồng Nguyễn Thị Xuân Ngọc)

Con gái: Nguyễn Thị Xuân Loan (1974 - 39 tuổi)

Con rể: Lê Đình Trí (chồng Nguyễn Thị Xuân Loan)

Quá trình công tác:

Từ 1993 - nay: Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hoàn Cầu






















Sinh ra ở Bình Định, bà Tư Hường kể rằng bà lớn lên trong hoàn cảnh gia đình thất bát, bà thậm chí còn chưa học hết lớp 5.

Bà nói: "Tôi phải đi ở, rồi đi học may, học nhuộm quần áo, đi bán hàng, từng bước đi lên... Sau khi lấy chồng, tôi làm về công nghiệp được năm năm, rồi sau đó thích làm bất động sản."

Bà cho biết: "Tôi đi lên là nhờ buôn bán bất động sản."

Không trả lời thẳng câu hỏi về chia sẻ kinh nghiệm buôn địa ốc, bà Tư Hường chỉ nói rằng: "Khi bước vô nghề, rất chông gai, phải chịu khó đủ chuyện, không phải dễ dàng."

Từ đầu những năm 90, bà Hường đã nổi tiếng với hai phi vụ thu lời hàng chục triệu USD, số tiền quá lớn vào thời đó. Đó là phi vụ bà đầu tư xây nhà máy bia ở Khánh Hòa. Bà góp 45% vốn, phần còn lại là chính quyền địa phương góp bằng đất đai.

Vài năm sau, bà bán lại cho hãng San Miguel với giá 24 triệu USD. Bà tiết lộ riêng mình lãi 5 triệu USD từ thương vụ này. Theo Forbes, sự thành công của bà là nhờ nắm bắt xu thế: Trong giai đoạn mở cửa, các thủ tục hành chính nhiêu khê khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài nản lòng, họ chọn cách mua lại những công ty có sẵn thay vì xây dựng từ đầu.

Không lâu sau, bà xây dựng nhà máy Sài Gòn Cola ở quận Thủ Đức, Tp.HCM sau đó chuyển nhượng lại cho Coca Cola với giá 15 triệu USD. Tùy theo vốn góp, mỗi người con bà Tư Hường lãi 1-2 triệu USD. Sau đó, bằng chiến lược trên, bà thu lời triệu đô bằng cách bán và xây dựng nhà máy nước tăng lực Lipovitan (khoảng 17 triệu USD).
 
Bà Tư Hường từng có thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch của CTCP Đầu tư Xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (NTB). Giữa NTB và công ty Hoàn Cầu của bà Hường có một số dự án bất động sản cùng đầu tư.

Bà Hường đã từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch NTB vào tháng 11/2010.
 
 
Hiện tại, gia đình bà Hường tham gia chủ yếu vào 2 lĩnh vực bất động sản (Công ty Hoàn Cầu) và ngân hàng (Ngân hàng Nam Á).
 
Công ty Hoàn Cầu: hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản. Website: http://hoancaugroup.com.vn
 
Hoàn Cầu được biết đến như là một nhà tổ chức sự kiện uy tín với bạn bè quốc tế khi được vinh dự là nhà tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế giới (Miss Universe) 2008, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.



Sau sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008 tại Nha Trang, bà Tư Hường và tập đoàn Hoàn Cầu phần nào được biết đến. Theo Forbes, gia đình bà Tư Hường đã bỏ 65 triệu USD đầu tư vào khu nghỉ dưỡng Diamond Bay và các sự kiện quanh cuộc thi này.

 

Ngân hàng Nam Á

Gia đình bà Tư Hường hiện nắm quyền chi phối đối với Ngân hàng Nam Á. Các con của bà Hường là ông Nguyễn Quốc Mỹ và bà Nguyễn Thị Xuân Loan đã lần lượt giữ chức chủ tịch của Nam Á. Cá nhân bà chỉ giữ chức vụ cố vấn hội đồng quản trị.

Tính đến cuối năm 2011, gia đình bà Tư Hường trực tiếp nắm giữ gần 20% cổ phần của ngân hàng này.
 
Bà Nguyễn Thị Xuân Loan thay ông Nguyễn Quốc Mỹ giữ chức
chủ tịch Nam Á kể từ tháng 3/2011.
Ông Mỹ vẫn giữ chức vụ thành viên HĐQT

Nam Á là ngân hàng có quy mô nhỏ trong hệ thống ngân hàng. Đến cuối năm 2011, có 7 ngân hàng có tổng tài sản dưới 20.000 tỷ đồng - Nam Á là ngân hàng có tài sản lớn nhất trong số này.

 

Một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng Nam Á
trong giai đoạn 2003-2012

 

Các cổ đông lớn của Nam Á đến cuối năm 2012

duchai

Cùng chuyên mục
XEM