[Hồ sơ] Nguyễn Tuấn Hải - Ông chủ tập đoàn Alphanam
Say mê con số 79 Địa chỉ nhà riêng, đuôi số điện thoại của ông Hải và con trai đều là 79 |
Ông cho biết: "Sau gần 30 năm kinh doanh, tôi tự cho rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh làm doanh nhân, nên muốn được làm một việc khác mà mình ấp ủ lâu nay, đó là nghề giáo viên. Đây cũng là truyền thống gia đình, Bố mẹ tôi và nhiều thành viên trong gia đình đều là nhà giáo. Hơn nữa, bây giờ, tôi cho rằng đã đến thời điểm để chuyển giao công việc kinh doanh cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo".
Khi mọi người thấy tôi lộ diện ở đâu đó thì tức là ở đó không có người nào làm chủ và cần tôi làm chủ. |
Ông cho biết: "Trước đây, chiến lược kinh doanh của tôi là đầu tư tài chính để ăn theo. Và tôi đã mất rất nhiều tiền trong việc "đầu tư vào các công ty tốt và làm ăn hiệu quả" như vậy. Nhưng từ 5, 6 năm trở lại đây, triết lý đầu tư của tôi đã thay đổi. Bây giờ tôi đầu tư theo phương thức chi phối tức là sở hữu tối thiểu 75% trở lên tại những công ty thua lỗ và chỉ mua vào mà không bán ra. Nói vui là ngày xưa mua pháo cho người khác đốt, nhưng bây giờ tôi mua gạch để xây nhà mình".
Alphanam có "sở thích" đầu tư và vực dậy những doanh nghiệp thua lỗ như Foodinco hay Viễn thông Thăng LongRút niêm yết để tái cấu trúc
Đầu tháng 4/2013, trong nội dung trình ĐHCĐ thường niên sắp tới CTCP Đầu tư Alphanam muốn cổ đông thông qua việc hủy niêm yết tự nguyện cổ phiếu ALP. Đề xuất hủy niêm yết này khá bất ngờ khi trong năm 2012, công ty đã thực hiện việc niêm yết đường vòng khi sáp nhập CTCP Đầu tư Alphanam vào CTCP Alphanam, sau đổi tên CTCP Đầu tư Alphanam.
Trả lời trên Vnexpress mới đây, ông Nguyễn Tuấn Hải cho biết: từ mấy năm nay, Alphanam đã định hướng là chỉ chuyên hoạt động đầu tư. Trong đó, tập trung vào ba mảng hoạt động chính là bất động sản, sản xuất công nghiệp và lương thực, thực phẩm.
Công ty cũng mua lại một số công ty của nhà nước cổ phần hóa (như tổng công ty Foodinco). Sau đó tái cấu trúc lại hoạt động, tuy nhiên, các công ty này đa số là làm ăn thua lỗ. Nên khi mua lại, càng mua được nhiều, khoản lỗ phải gộp lại trong báo cáo hợp nhất càng lớn.
Trong vòng 3 đến 5 năm tới, để tái cấu trúc lại hoạt động của các công ty đã mua và cần có thời gian để đưa các công ty trở lại hoạt động hiệu quả, Alphanam cần một khoảng không gian yên tĩnh hơn để tiến hành.
Một công ty con của Alphanam là Alphanam Cơ điện (AME) cũng sẽ hủy niêm yết để sáp nhập khoảng gần 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện, giao thông, xây dựng lại với nhau.
Sau khi rời sàn, ông Hải và gia đình sẽ mua lại cổ phiếu của các cổ đông nhỏ lẻ để đưa công ty về thành công ty gia đình. Ông cho rằng khi chuyển thành công ty gia đình, lời lỗ bao nhiêu thì mình tự hưởng và tự chịu, không bị áp lực từ bên ngoài.
Xem thêm: Ông chủ Alphanam: 'Tôi đã hoàn thành sứ mệnh doanh nhân'
------------------------------------------------
Họ tên | Nguyễn Tuấn Hải |
Năm sinh | 03/07/1965 (48 tuổi) |
Quê quán | Hoàng Liên Sơn- Lào Cai |
Trình độ | Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế- Đại học STACK- Hoa Kỳ (2007) Cử nhân Anh ngữ- Đại học Ngoại ngữ (1997) Thạc sỹ Quản trị kinh doanh |
Chức vụ | Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Alphanam Chủ tịch Công ty TNHH Kansai- Alphanam Chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư và XNK Foodinco Chủ tịch HĐQT Công ty liên doanh Fuji- Alpha |
Gia đình | Vợ: Đỗ Thị Minh Anh Con: Nguyễn Minh Nhật Nguyễn Ngọc Mỹ Anh trai: Nguyễn Tuấn Phương Em gái: Nguyễn Hải Yến |
Tài sản | Ông Hải hiện sở hữu 116,2 triệu cổ phiếu, chiếm 60,39% tập đoàn Alphanam, trị giá hơn 1.000 tỷ đồng. |