Hình thức chi tiêu có thể gây ra hiện tượng "nợ ảo", khiến người tiêu dùng áp lực hơn cả nợ thẻ tín dụng

19/01/2024 09:50 AM | Sống

Một số loại nợ có thể ám ảnh bạn.

Một số chuyên gia cho biết, các khoản vay “mua ngay, trả sau” có thể khó theo dõi, khiến nhiều người tiêu dùng dễ dàng vượt qua khó khăn hơn - thậm chí còn hơn cả thẻ tín dụng, vốn đơn giản hơn để hạch toán nhưng vô hình trung lại ẩn chứa rất nhiều nguy cơ.

Trong những ngày nghỉ lễ, việc sử dụng phương thức thanh toán trả góp đạt mức cao nhất mọi thời đại, tăng 14% so với năm trước, theo dữ liệu mua sắm trực tuyến mới nhất của Adobe.

Theo một báo cáo riêng của Wells Fargo, "mua ngay, trả tiền sau" theo hình thức trả góp hiện là một trong những danh mục phát triển nhanh nhất trong tài chính tiêu dùng.

"Nợ ảo" có thể khiến mọi người gặp nhiều khó khăn hơn

Hình thức chi tiêu có thể gây ra hiện tượng "nợ ảo", khiến người tiêu dùng áp lực hơn cả nợ thẻ tín dụng- Ảnh 1.

Nhiều người có thể không tin được trước những khoản nợ đang phải gánh chịu vì mất kiểm soát chi tiêu. (Ảnh minh họa)

Tim Quinlan, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Wells Fargo và là đồng tác giả của báo cáo trên cho biết: “Bởi vì mọi người thường không có thói quen quản lý nợ, đồng nghĩa với việc không dành 1 kho lưu trữ trung tâm để theo dõi nó, nên sự tăng trưởng của khoản ‘nợ ma’ này có thể dẫn tới tình trạng vượt kiểm soát sau 1 thời gian".

Quinlan cho biết, vì các khoản vay mua trước, trả sau hiện không được báo cáo cho các cơ quan báo cáo tín dụng lớn, điều này khiến người cho vay gặp khó khăn trong việc biết người tiêu dùng còn bao nhiêu khoản vay.

Ted Rossman, nhà phân tích cấp cao của ngành tại Bankrate cho biết: “Thật khó để biết số nợ này là bao nhiêu. Nó chính loại nợ đen tối này đang đeo bám mọi người.”

Có lý do mà các công ty mua ngay, trả tiền sau, chẳng hạn như Affirm, Afterpay và Klarna, lại rất được người mua hàng ưa chuộng.

Quinlan cho biết: “Với lãi suất thẻ tín dụng lên tới 20%, khoản vay mua ngay, trả sau theo hình thức trả góp giúp người tiêu dùng tiếp cận vốn mà không phải trả chi phí tăng”.

Tuy nhiên, việc quản lý nhiều khoản vay mua trước, trả sau với các ngày thanh toán khác nhau cũng có thể là một thách thức, Quinlan nói thêm.

Ông nói: “Khoản vay trả góp có thể dẫn đến sự gia tăng nợ tiêu dùng, vì người tiêu dùng có nhiều khả năng phải gánh thêm nợ nếu họ biết rằng họ có thể dàn trải các khoản thanh toán".

“Và bởi thế, rất có thể bạn sẽ phải vùi đầu vào trả các khoản thanh toán khi tới tháng mới" - ông nói tiếp.

Mặc dù các điều khoản thông thường có thể cho phép bạn chia việc mua hàng thành các khoản thanh toán không lãi suất bằng nhau, nhưng không phải tất cả các khoản vay mua ngay, trả sau đều hoạt động theo cách đó.

“Rất nhiều kế hoạch trong số này kéo dài lâu hơn và thậm chí còn tính lãi. Chưa kể, ngày càng có nhiều loại thẻ tín dụng, điều này có thể khiến mọi người gặp rắc rối" - Rossman nói.

Ngoài ra, nếu người tiêu dùng bỏ lỡ một khoản thanh toán, có thể bị tính phí trả chậm, lãi suất trả chậm hoặc các hình phạt khác, tùy thuộc vào người cho vay.

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng việc mua trả góp có thể khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn mức họ có thể chi trả. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có thói quen mua sắm bốc đồng.

″Điều này có thể dẫn đến vấn đề nợ nần", Quinlan nói.

Hình thức chi tiêu có thể gây ra hiện tượng "nợ ảo", khiến người tiêu dùng áp lực hơn cả nợ thẻ tín dụng- Ảnh 2.

Mua ngay, trả tiền sau hoạt động ở "chế độ ẩn trên thực tế"

Quinlan cho biết, các sản phẩm mua ngay, trả tiền sau rồi thanh toán theo hình thức trả góp không được quản lý giống như thẻ tín dụng, điều đó có nghĩa là có thể sẽ có ít biện pháp bảo vệ hơn cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng đã mở cuộc điều tra về việc mua trước, trả tiền sau cho người cho vay.

Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng cũng cho biết họ đặc biệt lo ngại về việc thiếu công bố rõ ràng về các điều khoản cho vay cũng như cách các chương trình này ảnh hưởng đến việc tích lũy nợ của người tiêu dùng, luật bảo vệ người tiêu dùng áp dụng và cách các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thu thập dữ liệu.

Quinlan cho biết: “Cho đến khi có biện pháp dứt khoát, không có cách nào để biết khi nào khoản nợ ảo này có thể gây ra vấn đề cho người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung”.

Tóm lại, mọi người nên học cách trang bị kiến thức quản lý tài chính và cẩn thận hơn trước mỗi quyết định mua sắm của mình.

Theo Lam Anh

Cùng chuyên mục
XEM