Hiệu ứng của việc không dùng tiền mặt: Khi tổn thất tinh thần, nỗi đau mất tiền khiến bạn trân trọng tiền bạc hơn

10/04/2021 09:20 AM | Kinh doanh

Hiệu ứng không tiền mặt liên quan đến một khái niệm được gọi là "nỗi đau khi thanh toán" mô tả nỗi đau tâm lý khi phải chi tiền.

Bạn đã bao giờ nghe về phương pháp lập ngân sách bằng... phong bì chưa? Đó là một phương pháp quản lý tài chính được xây dựng dựa trên việc bỏ tiền mặt vào các phong bì riêng biệt cho các khoản khác nhau trong ngân quỹ. 

Ví dụ: tôi có thể bỏ 200 USD vào một phong bì có ghi "hàng tạp hóa" hoặc 50 USD vào một phong bì ghi "hóa đơn nước". Phương pháp lập ngân sách này có thể hữu ích với những ai cảm thấy tiền của mình dường như bị "thất thoát" mỗi lần họ thanh toán những lần mua nhỏ lẻ.

Có một số lý do tại sao việc sử dụng tiền mặt có thể giúp mọi người dễ dàng quản lý ngân quỹ hơn. Một trong số đó là nguyên tắc khoa học hành vi được gọi là Hiệu ứng không tiền mặt.

Hiệu ứng không tiền mặt là gì?

Hiệu ứng không tiền mặt chỉ ra rằng càng nhiều khoản thanh toán hữu hình, việc tiêu tiền càng gây đau đớn về mặt tâm lý. Đó là lý do tại sao những người không có nhiều kinh phí thường thấy việc theo dõi chi tiêu dễ dàng hơn khi sử dụng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng hoặc thanh toán hàng tháng so với việc trả định kỳ hoặc ghi nợ tự động.

Hiệu ứng không tiền mặt liên quan đến một khái niệm được gọi là "nỗi đau khi thanh toán" mô tả nỗi đau tâm lý khi phải chi tiền. Càng thấy tiếc khi chi tiền, mọi người càng có xu hướng chi tiêu ít hơn. Thanh toán càng dễ dàng và ít tổn thất về tinh thần thì càng dễ tiêu nhiều tiền.

Hiệu ứng không tiền mặt chỉ ra rằng càng có nhiều khoản thanh toán hữu hình, thì việc chi tiêu càng gây tác động đau đớn về mặt tâm lý.

Hiệu ứng không dùng tiền mặt đã được nghiên cứu trong nhiều bối cảnh khác nhau và nhìn chung được công nhận rộng rãi.Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người chi tiêu nhiều hơn khi các phòng giặt là chung cư thanh toán bằng thẻ thay vì tiền xu.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu tại MIT yêu cầu mọi người đấu giá một cặp vé tham dự một sự kiện thể thao. Một nhóm thanh toán bằng thẻ tín dụng và nhóm còn lại thanh toán bằng tiền mặt. Nhóm thẻ tín dụng đặt giá vé cao hơn tới 72% so với những người sẽ thanh toán bằng tiền mặt.

Tại sao ư? Bởi vì việc sử dụng thẻ tín dụng gây ít phiền toái hơn so với việc thanh toán bằng tiền mặt. Suy nghĩ về việc sử dụng thẻ tín dụng đã tách rời cảm tiếc nuối với các đối tượng được nghiên cứu khi phải thanh toán - ngay cả trong những tình huống giả định.

Hiệu ứng của việc không dùng tiền mặt: Khi tổn thất tinh thần, nỗi đau mất tiền khiến bạn trân trọng tiền bạc hơn - Ảnh 1.

Cách lập kế hoạch hiệu quả cho việc chi tiêu không dùng tiền mặt giúp mọi người cân bằng ngân sách

Thẻ tín dụng và đăng ký định kỳ là hai phương thức thanh toán phổ biến và cũng là những ví dụ về Hiệu ứng không dùng tiền mặt tại nơi làm việc. Các phương pháp này thực hiện hai điều giúp bạn dễ dàng "cài đặt và bỏ mặc" việc thanh toán. Các phương pháp này thực hiện hai điều bằng cách giúp thanh toán bớt khó khăn hơn:

- Loại bỏ rắc rối khỏi trải nghiệm thanh toán

- Thiết lập một mặc định khó thay đổi

Lực cản là gì?

Lực cản về cơ bản mô tả mức độ khó khăn khi hoàn thành một nhiệm vụ."Điểm ma sát" là một khái niệm bắt nguồn từ thiết kế sản phẩm. Điểm ma sát là khi bạn đang cố gắng hoàn thành một việc nhưng lại gặp phải trở ngại về tinh thần hoặc thể chất. Nếu chúng ta sử dụng ví dụ về thanh toán hóa đơn, các điểm ma sát có thể bao gồm:

- Chỉ có thể thanh toán bằng séc

- Phải gọi điện để xác nhận mỗi khi thanh toán

- Bị buộc phải đăng nhập và nhập lại thông tin tài khoản thanh toán hàng tháng

Khi mọi người sử dụng đăng ký hoặc ghi nợ tự động, chúng có thể loại bỏ khó khăn trong trải nghiệm thanh toán. Điều này tốt hay xấu còn phụ thuộc xem khoản thanh toán ấy là gì?

Mặc định là gì?

Mặc định là các quyết định bạn đưa ra trước đó vẫn tiếp tục hiệu lực nếu nếu bạn không làm gì. Đăng ký hàng tháng là một ví dụ tuyệt vời về mặc định tài chính cá nhân.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người hiếm khi thay đổi hành vi mặc định của họ. Microsoft nhận thấy rằng 95% mọi người giữ tất cả các cài đặt mặc định trên phần mềm - ngay cả đối với các tính năng quan trọng như tự động lưu.

Ví dụ được nhắc đến nhiều nhất về mặc định là trong lĩnh vực hiến tặng nội tạng. Ở những quốc gia công dân tự động được đăng ký tham gia chương trình hiến tạng thì hầu hết mọi người sẽ tham gia. Nhưng ở những quốc gia nơi yêu cầu mọi người lựa chọn giữa tham gia hiến tạng hoặc không, số người tham gia thường ít hơn.

Ví dụ, ở Pháp, một quốc gia tự coi việc tham gia là bắt buộc, 99,98% người dân là người hiến tạng. Ở Đức, nơi mọi người tự chủ động đưa ra quyết định tham gia hiến tặng, chỉ có 12% người dân là người hiến tạng.

Hiệu ứng của việc không dùng tiền mặt: Khi tổn thất tinh thần, nỗi đau mất tiền khiến bạn trân trọng tiền bạc hơn - Ảnh 2.

Tại sao việc mặc định có tác dụng? Suy nghĩ cho ta biết rằng con người thường lười biếng. Giá trị mặc định mang đến một lối tắt và cho phép chúng ta "cài đặt và bỏ mặc" việc đăng ký hoặc thanh toán hàng tháng định kỳ. Vì mặc định không yêu cầu mọi người phải bận tâm về mặt tinh thần, chúng có thể giảm bớt "nỗi đau thanh toán" phiền phức đó.

Hậu quả của việc không dùng tiền mặt có thể khiến một số người khó duy trì ngân sách đặt ra. Tuy nhiên, đối với một số người khác, việc gia tăng sự tiện lợi bằng cách giảm bớt khó khăn và duy trì các khoản mặc định đáng để họ chịu một số rủi ro đối với ngân sách của mình. Và việc không dùng tiền mặt tốt hay xấu thường phụ thuộc vào cách nó được áp dụng.

Tôi đã lợi dụng hiệu ứng không sử dụng tiền mặt để tuân thủ ngân sách của mình hơn. Tôi bắt đầu bằng cách xem xét các câu hỏi sau:

- Có bao nhiêu rắc rối, hoặc khó khăn, có trong những khoản chi tiêu hàng tháng hiện tại của mình?

- Làm cách nào tôi có thể so sánh việc thanh toán bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng hoặc trả thuê bao hàng tháng?

- Có cách nào để áp dụng "nỗi đau thanh toán" vào ngân sách của mình để mang lại kết quả tài chính tốt nhất không?

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM