Hậu Cung Như Ý Truyện: Câu chuyện về những hình mẫu người mẹ thời hiện đại

18/09/2020 09:16 AM | Sống

Một trong những hình ảnh nổi bật hiện lên xuyên suốt chiều dài bộ phim đó chính là những hình mẫu về người mẹ thông qua cách dạy dỗ người con của mình.

Có thể nói rằng, "Như Ý Truyện" đã khắc họa được hình ảnh của những bà mẹ tiêu biểu trong cuộc sống một cách tinh tế, ý nhị. Không cần phải quá phô trương trong câu chữ, chỉ cần những câu thoại đối đáp, một bức thư cũng đã thể hiện được rất rõ những điều mà người mẹ mong mỏi ở con mình. Và đây là 4 hình mẫu người mẹ tiêu biểu của Như Ý Truyện:

1. Lang Hoa - Người mẹ dạy con khắt khe

Trong nguyên tác, Lang Hoa được xây dựng với hình ảnh là bậc hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ. Cả cuộc đời nàng lấy vinh quang của Phú Sát Thị làm lẽ sống. Nàng được đào tạo để bản thân trở thành một hoàng hậu đúng nghĩa.

Là Hoàng Hậu, nàng luôn thể hiện bản thân một cách chuẩn mực cho cả hậu cung noi theo. Mọi bước đi, cử chỉ, lời nói và hành động của nàng đều theo khuân mẫu, phép tắc. Và việc dạy con cũng vậy, nàng cũng khắt khe với với con mình để giữ hình tượng với người ngoài.

Trong phim, Lang Hoa đại diện cho hình ảnh về những người mẹ có vai vế trong xã hội. Xã hội thường nhìn vào họ với con mắt khắt khe hơn là những người bình thường khác. Do vậy, họ cũng cần giữ cho mình những hình ảnh trau chuốt. Con cái họ cũng vậy, đứa trẻ chính là một đại diện cho một phần hình ảnh của họ trong cuộc sống nên họ cũng rất cầu toàn với chính con cái của mình.

Khắt khe với con như vậy là một điều tốt khi bạn muốn đưa con cái mình vào trong khuôn phép sống và làm việc, thế nhưng một phần nó lại làm mất đi tính tự do sáng tạo của trẻ. Có thể khiến cho đứa trẻ ấy mất đi cá tính, mất đi chính kiến không được phát triển theo năng lực bản thân. Đó là điều mà mỗi người mẹ hãy cần cân nhắc sao để hài hòa trong giữa khuôn phép và sự phát triển tự nhiên của con cái.

Hậu Cung Như Ý Truyện: Câu chuyện về những hình mẫu người mẹ thời hiện đại - Ảnh 1.

2. Hải Lan - Người mẹ dạy con khiêm tốn

Hải Lan trong phim vốn là một nữ nhân không có gia thế cũng chẳng có mẫu tộc đứng sau. Nàng cũng không hề muốn tham gia cung đấu để giành sự ân sủng của Càn Long. Do vậy nàng cũng không quá kỳ vọng vào con mình sau này có thể trỏe thành bậc đế vương - Điều mà mọi phi tần trong cung đều mong muốn.

Sống trong cung cấm, nơi ngàn kẻ soi mói và hãm hại nên điều Hải Lan dạy Vĩnh Kỳ - con nàng đó chính là sự khiêm tốn. Ở những vị hoàng tử khác đều luôn cố gắng thể hiện bản thân mình mọi lúc với các huynh đệ và vua cha. Còn với Vĩnh Kỳ, chàng luôn ém tài năng của mình lại, để người ngoài nghĩ rằng mình là một người bình thường không nổi trội. Khiêm tốn là thế nhưng những lúc thể hiện tài năng của mình, Vĩnh Kỳ lại luôn tạo được bất ngờ cho vua cha và là hoàng tử tài giỏi nhất trong mắt Càn Long.

Đối với những người khiêm tốn, khi ta nhìn họ sẽ thấy rất bình thường. Họ hòa đồng và chẳng thể hiện bản thân quá nhiều ở mọi lúc mọi lúc. Họ thích im lặng và chăm chú lắng nghe. Nhưng những người khiêm tốn lại luôn tạo ra bất ngờ trong công việc cũng như cuộc sống. Có thể họ là người ít nói nhưng lời nói ra lại rất có trọng lượng. Trước nhiều vấn đề, họ bình tĩnh nghĩ phương án và đưa ra hướng giải quyết. Nhờ vậy, khiêm tốn là một đức tính mà ta cần trau dồi để tạo ra được thành công trong công việc và cuộc sống.

Hậu Cung Như Ý Truyện: Câu chuyện về những hình mẫu người mẹ thời hiện đại - Ảnh 2.

3. Người mẹ dạy con cạnh tranh

Kim Ngọc Nghiên - Gia Phi - Nàng là nữ nhân xuất thân Ngọc Thị ở từ Phương Bắc. Nàng vì vinh hoa, vì Vương Gia, vì mẫu tộc Ngọc Thì mà cung đấu tranh giành ân sủng. Mỗi nước đi của nàng trong chốn cung cấm đều có sự tính toán và tranh đấu. Tư tưởng đó cũng được nàng truyền đạt cho con mình. Nàng dạy con nàng phải biết phấn đấu vì mục tiêu cao nhất, phải luôn là người nổi bật nhất trong tất cả các hoàng tử.

Được ảnh hưởng từ người mẹ Kim Ngọc Nghiên nên Vĩnh Thành luôn thể hiện sự cạnh tranh và tư chất hơn người với những người anh em của mình. Nhưng sự thể hiện thiếu kiểm soát đến mức kiêu ngạo chừng mực lại chính là con dao hai lưỡi khiến Vĩnh Thành bị thất sủng, không được vua cha trọng dụng dù là người có tài. Sự kiêu ngạo và cạnh tranh không có điểm dừng, đồng thời là sự nôn nóng để gặt hái thành quả sớm lại chính là thứ khiến Kim Ngọc Nghiêm và Vĩnh Thành thất bại khi muốn đạt được sự ân sủng của vua.

Trong thực tế thì cạnh tranh không phải là một đức tính xấu. Đó chính là động lực của sự phát triển và giúp người ta tiến lên. Biết cạnh tranh lành mạnh và sòng phẳng luôn thúc đẩy sự nỗ lực trong mỗi con người. Nhưng cạnh tranh dễ sinh hiếu chiến và kiêu ngạo. Đây lại là hai điều ngăn cản sự thành công và dễ mất đi những cộng sự bên cạnh mình. Do vậy, hãy điều tiết sự cạnh tranh của bản thân để hài hòa với các mối quan hệ đồng thời thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.

Hậu Cung Như Ý Truyện: Câu chuyện về những hình mẫu người mẹ thời hiện đại - Ảnh 3.

4. Như Ý - Người mẹ dạy con hãy là chính mình

Cùng trong vai là bậc mẫu nghi thiên hạ - Đều là Hoàng Hậu của Đại Thanh nhưng Như Ý lại dạy con trái ngược hoàn toàn với Lang Hoa. Như Ý trước sau không hề mong cầu con mình được kế thừa đại thống. Với nàng, con người hạnh phúc nhất không phải là được đứng trên vạn người, mà con người hạnh phúc nhất khi được sống cuộc đời của chính mình.

Có thể nói, trong Như Ý Truyện, dù trải qua biết bao biến cố thì Như Ý vẫn là người giữ lại cho mình bản tâm vốn có. Tử cấm thành với nàng được ví như chiếc lồng vàng của những nữ nhân khi bước vào. Bên ngoài xa hoa lộng lẫy nhưng bên trong là giam cầm, ngục tù. Cả cuộc đời này điều mà nàng mong mỏi chính là sự tự do và hạnh phúc bên cạnh người mình yêu thương. Khi Càn Long phụ bạc, nghi ngờ nàng thì niềm mong ước đó của nàng gửi gắm tới con trai nàng. Trong bức thư cuối cùng nàng gửi con trai mình nhưng thực tế là gửi cho Càng Long nàng có viết:" Cả đời ngạch nương chỉ mong cả đời con được bình an, suôn sẻ. Nếu có thêm hy vọng khác, ngạch nương chỉ hy vọng con được tự do tự tại, không cần phải làm điều con không muốn. Hãy lo cho bản thân thật tốt".

Có thể với nhiều bậc phụ huynh, hình ảnh con cái đỗ đạt thành tài, sau này ra cuộc đời không thua kém người khác là điều mà họ luôn mong mỏi. Nhưng cũng có nhiều người chỉ mong muốn con cái mình được sống một cuộc đời bình an như mọi người. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và dường như ai cũng muốn chọn cho mình đích đến là thành công. Nhưng thành công như nào thì thật khó định nghĩa. Với Như Ý, nàng chỉ mong muốn con cái mình được làm chủ chính bản thân, sống cuộc đời tự do đó đã là thành công rồi.

Hậu Cung Như Ý Truyện: Câu chuyện về những hình mẫu người mẹ thời hiện đại - Ảnh 4.

Đăng Dương

Cùng chuyên mục
XEM