Giới tỷ phú sở hữu 6 thói quen dẫn tới thành công và giàu có mà chúng ta hiếm khi nghĩ tới

11/09/2021 15:15 PM | Kinh doanh

Bằng cách nghiên cứu và bắt chước một vài thói quen, tinh thần và quy tắc kinh doanh của họ, chúng ta có thể ngày càng trở nên giống những tỷ phú này trong cuộc sống.

Các tỷ phú không nhìn thế giới như hầu hết những người khác.

Đó là lý do tại sao họ là tỷ phú. Họ có những thói quen, tính cách, nguyên tắc đạo đức riêng đóng vai trò giúp đạt được sự thành công và giàu có.

Bằng cách nghiên cứu và bắt chước một vài thói quen, tinh thần và quy tắc kinh doanh của họ, chúng ta có thể ngày càng trở nên giống những tỷ phú này trong cuộc sống.

Sau đây là 6 thói quen khác biệt giữa các tỷ phú và người bình thường như chúng ta.

1. Họ không bao giờ thỏa hiệp

Hầu hết các tỷ phú đều đồng ý rằng đam mê là cách quan trọng nhất để đạt được thành công. Trái ngược với việc theo đuổi tiền bạc, các tỷ phú chọn theo đuổi ước mơ của họ. Và họ không từ bỏ điều này bởi tin rằng kết quả là sẽ thành công.

"Điều tôi thường xuyên nhắc nhở mọi người là chỉ theo đuổi điều gì đó bạn yêu thích, bởi vì một doanh nghiệp nhỏ sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, sức lực của bạn - nó đi vào cuộc sống của bạn", người sáng lập Sam Adams, Jim Koch chia sẻ với Business Insider . "Và nếu bạn đang làm điều gì đó mình yêu thích thì bạn sẽ chấp nhận và thậm chí tận hưởng điều đó. Nếu bạn chỉ làm điều đó để trở nên giàu có, bạn sẽ nhanh nản lòng. Tôi thường nói rằng, làm giàu là cái bẫy lớn nhất của cuộc đời. Bạn muốn trở thành người như thế nào, hạnh phúc hay giàu có? Tôi nói hãy làm những gì sẽ khiến bạn hạnh phúc. "

Nếu điều đó không truyền cảm hứng cho bạn, thì hãy ghi nhớ những từ mang tính biểu tượng này trong bài diễn văn nổi tiếng tại trường Stanford năm 2005 của Steve Jobs:

"Bạn phải tìm thấy những gì bạn yêu thích. Và điều đó cũng là sự thật với công việc cũng như đối với những người yêu quý của bạn. Công việc sẽ chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin là công việc tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm được công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng thỏa hiệp. Cũng như mọi vấn đề của trái tim, bạn sẽ biết khi nào tìm thấy nó. Và giống như bất kỳ mối quan hệ tuyệt vời nào, nó sẽ ngày càng tốt hơn khi năm tháng trôi qua. Vì vậy, hãy tiếp tục tìm kiếm cho đến khi bạn tìm thấy nó. Đừng thỏa hiệp."

2. Họ làm việc chăm chỉ hơn mọi người nhưng vẫn tận hưởng cuộc sống

Các tỷ phú làm việc chăm chỉ - đôi khi chăm chỉ hơn tất cả những người khác. Trên thực tế thậm chí họ được biết với cường độ làm việc điên rồ.

Elon Musk từng nói: "Bạn chỉ cần dành 80 đến 100 giờ mỗi tuần. Nếu người khác đang bỏ ra 40 giờ mỗi tuần làm việc và bạn bỏ ra 100 giờ mỗi tuần làm việc, thì ngay cả khi đang làm điều tương tự, bạn biết rằng bạn sẽ đạt được trong 4 tháng những gì họ phải mất một năm để hoàn thành."

Mặc dù các tỷ phú làm việc chăm chỉ và chấp nhận hy sinh ngắn hạn vì nó nhưng họ cũng không quên vui chơi, sạc lại năng lượng và tận hưởng thành quả lao động của mình. Hãy nhìn Richard Branson, bạn có muốn sống theo cách của ông?

Giới tỷ phú sở hữu 6 thói quen dẫn tới thành công và giàu có mà chúng ta hiếm khi nghĩ tới - Ảnh 1.

3. Họ giữ mọi thứ đơn giản

Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành Google, cho biết trong một bài diễn văn khai giảng tại Đại học Carnegie Mellon năm 2009 từng nhấn mạnh: "Đừng bận tâm đến việc lập kế hoạch cho tất cả mọi thứ. Dường như với tôi tất cả đều là cơ hội và hãy tạo ra may mắn cho mình."

Hầu hết các tỷ phú không có những mục tiêu phức tạp và lớn lao. Họ có một mục đích đơn giản như Henry Ford muốn làm cho ô tô có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người. Bill Gates muốn có một chiếc máy tính cá nhân trong mọi gia đình. Jeff Bezos bắt đầu mở một cửa hàng sách trực tuyến. Mark Zuckerberg muốn kết nối mọi người.

Ngoài ra, các tỷ phú được biết đến với việc xây dựng một kế hoạch đơn giản, thay vì các kế hoạch chi tiết hoặc phức tạp. Nguyên nhân là nó giúp họ và nhóm của mình dễ dàng tập trung vào các hoạt động có lợi nhất trong kinh doanh.

4. Họ vẫn dựa vào người khác

Các tỷ phú hiểu rằng họ không thể tự mình làm mọi thứ. Và họ cũng nhận thức rõ mình không phải là người thông minh nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao họ luôn xây dựng mạng lưới những người thông minh hơn xung quanh mình từ nhiều khía cạnh. Họ cũng dựa vào tất cả mọi người từ quản lý, trợ lý và nhà sản xuất.

5. Họ luôn muốn để lại những thứ tốt đẹp hơn

Không có gì bí mật khi các tỷ phú muốn biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Lấy Elon Musk làm ví dụ. Từ SpaceX và Tesla đến Solar City và hơn thế nữa, Musk đang hoàn toàn nỗ lực để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Sau đó ông tiếp tục tập trung vào việc tạo ra một tương lai sạch, năng lượng tái tạo và mở ra kỷ nguyên khám phá không gian.

Ở quy mô nhỏ hơn, điều này giải thích tại sao các tỷ phú nổi tiếng cũng tự dọn dọp công việc của bản thân. Tiến sĩ kinh tế xã hội Randall Bell viết: "Những người làm việc nhà và giữ cho không gian sống của họ gọn gàng hơn có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn. "Ví dụ, những người dọn giường sạch sẽ vào buổi sáng có khả năng trở thành triệu phú cao hơn tới 206,8%.". Ông giải thích rằng việc dọn dẹp giúp đầu óc bạn luôn có một tư duy hiệu quả.

6. Họ không đánh bạc, nhưng cũng không rụt rè

Khi nghiên cứu thói quen của người giàu và người nghèo, tác giả Thomas Corley đã phát hiện ra rằng "Bảy mươi bảy phần trăm người nghèo trong nghiên cứu của tôi đánh bạc mỗi tuần bằng xổ số. Họ đang dựa vào may mắn ngẫu nhiên để cứu giúp đời mình. Cờ bạc liên quan đến rủi ro mà bạn không kiểm soát được."

Tuy nhiên, người giàu chấp nhận rủi ro một cách có tính toán phần họ có thể kiểm soát ngay cả khi khá thấp.

"Không ai từng kiếm được một triệu đô bằng cách thận trọng, rụt rè hay cân nhắc kỹ lưỡng. Năm tôi 22 tuổi, vừa mới kết hôn, tôi đã có ý nghĩ điên rồ rằng nên từ bỏ sự nghiệp CPA và trở thành một nhà thầu xây dựng. Tôi không biết bất cứ điều gì về xây nhà. Đôi khi những ý tưởng điên rồ nhất lại là những ý tưởng mang lại kết quả lớn nhất.", Warren Buffett nói trong bài phát biểu khai giảng năm 2006 tại Trường Nghệ thuật và Kiến trúc của UCLA.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM