Giáo sư tâm lý: Chăm chỉ làm việc là bạn SAI rồi, bạn cần NGỦ, NGHỈ và KẾT NỐI!

18/11/2023 13:02 PM | Sống

Suy nghĩ chỉ chăm chăm làm việc khiến bạn mãi dậm chân tại chỗ và rơi vào vòng xoáy khủng khoảng.

Bạn đã từng nghe những bài viết hay câu chuyện thúc đẩy ý tưởng rằng thành công, thành tích và hạnh phúc đều được tạo ra nhờ một tài khoản ngân hàng khổng lồ. Laurie Santos, giáo sư tâm lý của khóa học phổ biến nhất của Đại học Yale, đồng thời là người dẫn chương trình podcast "The Happiness Lab", cho biết điều đó hoàn toàn không đúng sự thật.

Chia sẻ với với CNBC Make, Santos nói: "Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ: 'Tôi sẽ làm việc thật chăm chỉ và tránh kết nối xã hội, dù là ở nơi làm việc hay trong cuộc sống, và tôi sẽ chỉ tập trung vào việc hoàn thành công việc'. Đó là một suy nghĩ sai lầm."

Cơm áo gạo tiền quan trọng, nhưng chỉ chăm chăm vào làm việc, làm một lúc nhiều công việc không phải "hướng đi lâu dài", thay vào đó, bạn cần điều này hơn - Ảnh 1.

Một bài đăng trên blog của Mayo Clinic nói rằng: Làm việc quá sức có thể làm tăng căng thẳng, trầm cảm và kiệt sức. Nó thậm chí có thể có "tác động xấu" đến sức khỏe nghề nghiệp của bạn, nói cách khác, nó có hại cho cả sức khỏe và hiệu suất công việc của bạn, theo một phân tích tổng hợp năm 2019 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng.

"Chúng tôi nghĩ rằng khi kiếm được một triệu đô la, chúng ta sẽ hạnh phúc. Sau đó, chúng ta vùi mình vào kiếm tiền, khi có được một triệu đô la đó, chúng ta không cảm thấy vui," Santos nói. "Bạn nghĩ, 'Tôi phải làm việc nhiều hơn nữa… Hiện tại tôi cần 5 triệu đô la để hạnh phúc.' Quan niệm sai lầm về văn hóa "cắm đầu làm việc kiếm tiền" đó tự bản thân nhân lên."

Cơm áo gạo tiền quan trọng, nhưng chỉ chăm chăm vào làm việc, làm một lúc nhiều công việc không phải "hướng đi lâu dài", thay vào đó, bạn cần điều này hơn - Ảnh 2.

Bạn cần ngủ, nghỉ ngơi và kết nối

Văn hóa vội vã (kiếm tiền) đã có từ lâu. Chứng nghiện công việc thậm chí còn tồn tại lâu hơn: Thuật ngữ này được nhà tâm lý học Wayne E. Oates đặt ra vào năm 1971, nhằm mô tả cách một công việc có thể trở thành chứng nghiện.

Gần đây hơn, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã coi các doanh nhân công nghệ ở Thung lũng Silicon là hình mẫu: Nếu bạn tối ưu hóa từng khoảnh khắc trong ngày để đạt năng suất tối đa, bạn có thể trở nên giàu có giống như họ. Một số người còn có những tư duy xa hơn - nếu bạn không hy sinh giấc ngủ và các mối quan hệ cho công việc, bạn sẽ không bao giờ thành công.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Frontiers in Psychology cho thấy những người có giấc ngủ chất lượng hơn sẽ hài lòng hơn với cuộc sống so với những người không có. Điều này cũng đúng với những người có mối liên hệ xã hội chặt chẽ với người khác, Stanford Medicine báo cáo vào năm 2019.

Santos nói: "Bạn cần ngủ, cần nghỉ ngơi và cần kết nối với người khác. Đó là những điều quan trọng."

Cơm áo gạo tiền quan trọng, nhưng chỉ chăm chăm vào làm việc, làm một lúc nhiều công việc không phải "hướng đi lâu dài", thay vào đó, bạn cần điều này hơn - Ảnh 3.

Santos cho biết: Nghỉ giải lao tại nơi làm việc và giao tiếp thường xuyên hơn với gia đình và bạn bè của bạn cũng có thể giúp ích rất nhiều. Nghiên cứu cũng ủng hộ cô ấy: "Tương tác" là chìa khóa số 1 cho một cuộc sống hạnh phúc, Marc Schulz và Robert Waldinger, giám đốc Nghiên cứu Phát triển về Người lớn của Harvard, chia sẻ.

Schulz và Waldinger viết: "Tương tác xã hội đòi hỏi chúng ta nhìn nhận và xem xét các mối quan hệ của mình cũng như thành thật với bản thân về việc chúng ta đang dành thời gian vào đâu và liệu chúng ta có hướng đến những mối quan hệ giúp bản thân phát triển hay không".

Theo một cuộc khảo sát gần đây của GoDaddy với 1.000 chủ doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ, 54% số người được hỏi định nghĩa Giấc mơ Mỹ là "cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống", đánh dấu bước ngoặt cho thấy một bộ phận trong chúng ta đã có định nghĩa khác sự giàu có.

Fara Howard, giám đốc tiếp thị của GoDaddy, nói với CNBC Make It vào tháng 7 rằng: "Giấc mơ Mỹ đang thay đổi, theo các chủ doanh nghiệp nhỏ. Điều kiện kinh tế khiến việc sở hữu nhà trở nên khó đạt được hơn, đặc biệt là đối với Thế hệ Z". Đại dịch và xu hướng nhân viên nghỉ việc hàng loạt cũng khiến định nghĩa về giàu có của con người thay đổi. Nó khiến chúng ta chậm lại, và định nghĩa lại sự giàu có chỉ thiên về đánh giá thông qua vật chất trước đó.

Theo CNBC

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM