Giáo sư - KTS Yoshiharu Tsukamoto: ‘Kiến trúc hành vi’ phải tạo ra môi trường sống và làm việc bền vững, đưa con người gần hơn với tự nhiên!

04/12/2023 14:54 PM | Sống

‘Kiến trúc hành vi’ đang trở thành một khía cạnh quan trọng trong thiết kế và đánh giá kiến trúc ngày nay, bao gồm cách người dùng tương tác, cảm nhận và sử dụng không gian mà không tách rời với tự nhiên.

Mới đây, Công ty TNHH TOTO Việt Nam phối hợp cùng TOTO Gallery MA đã tổ chức sự kiện diễn thuyết TOTO Architect Talk lần thứ 5 với chủ đề "Architectural Behaviorology - Kiến trúc hành vi". 

Đó chính là chia sẻ của ông Yoshiharu Tsukamoto tại sự kiện Architectural Behaviorology - Kiến trúc hành vi" nằm trong khuôn khổ TOTO Architect Talk lần thứ 5 do Công ty TNHH TOTO Việt Nam phối hợp cùng TOTO Gallery MA đã tổ chức. Sự kiện được bảo trợ tổ chức bởi Hội Kiến sư Việt Nam, với sự góp mặt của Giáo sư - Kiến trúc sư (KTS) Yoshiharu Tsukamoto – đồng sáng lập công ty kiến trúc Atelier Bow-Wow có trụ sở tại Tokyo.

Giáo sư - KTS Yoshiharu Tsukamoto: ‘Kiến trúc hành vi’ phải tạo ra môi trường sống và làm việc bền vững, đưa con người gần hơn với tự nhiên!  - Ảnh 1.

Ông Yoshiharu Tsukamoto tại buổi diễn thuyết

Ông Yoshiharu Tsukamoto được biết tới là một KTS nổi tiếng, cùng với Atelier Bow-Wow, ông đã đặt dấu ấn bằng việc thiết kế và xây dựng nhiều công trình ở Nhật và các quốc gia khác: Nhà Ani & Nhà Haha, Quảng trường nhà ga ở Kitamoto, Phòng thí nghiệm BMW Guggenheim, Câu lạc bộ bơi lội Canal ở Brugge,... Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm vai trò là Giám đốc của General Incorporated Association Small Earth và Giám đốc của Window Research Institute.

KTS. Yoshiharu Tsukamoto còn rất nổi tiếng với những nghiên cứu và xuất bản: Made in Tokyo (Kajima Publishing Institute - Viện xuất bản Kajima, Pet Architecture Guidebook (World Photo Press - Hội Tương tế Ảnh Báo chí Thế giới), Graphic Anatomy 1 & 2: Atelier Bow-Wow (TOTO Publishing - NXB TOTO), Behaviorology (Rizzoli), Windowscape I, II, III, IV (Film Art). Nhờ những sự sáng tạo, tâm huyết cống hiến trong lĩnh vực kiến trúc, ông đã nhận được giải thưởng Wolf Prize Laureate in Architecture, 2022.

Hành vi kiến trúc định hình Tương lai Thiết kế

Tại các thành phố đang phát triển, thiết kế và quy hoạch vẫn tập trung vào mục tiêu phục vụ cho công nghiệp, lợi ích kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, công nghệ thông tin và sự gia tăng về dịch vụ tiện ích cũng đang khiến con người trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào chúng. Điều này tạo ra khoảng cách lớn dần giữa con người và tài nguyên địa phương, gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiến trúc có thể đưa con người gần hơn với tự nhiên, tận dụng tài nguyên hiện có để đảm bảo sự phát triển bền vững. "Kiến trúc hành vi" là câu trả lời mà TOTO và Kiến trúc sư Yoshiharu Tsukamoto mang đến trong sự kiện diễn thuyết kiến trúc TOTO Architect Talk 2023.

Giáo sư - KTS Yoshiharu Tsukamoto: ‘Kiến trúc hành vi’ phải tạo ra môi trường sống và làm việc bền vững, đưa con người gần hơn với tự nhiên!  - Ảnh 2.

Ông Yoshiharu Tsukamoto tại buổi diễn thuyết

"Kiến trúc hành vi" đang trở thành một khía cạnh quan trọng trong thiết kế và đánh giá kiến trúc ngày nay, bao gồm cách người dùng tương tác, cảm nhận và sử dụng không gian mà không tách rời với tự nhiên. Điều này giúp giải quyết các thách thức gặp phải và đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện ích cho người dùng, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và năng lượng, và tạo ra môi trường sống và làm việc bền vững", kiến trúc sư (KTS.) Yoshiharu Tsukamoto chia sẻ từ kinh nghiệm ứng dụng "Kiến trúc hành vi" vào các dự án như Akima Library, Pony Garden, Dog Chair.

Xướng tên các tài năng kiến trúc trẻ tại cuộc thi năm 2023

Cuộc thi "Khám phá các không gian không chính quy", diễn ra trong khuôn khổ sự kiện TOTO Architect Talk 2023, đã thu hút nhiều bài thi độc đáo với mục tiêu tìm kiếm giải pháp sáng tạo để tận dụng tiềm năng của các không gian không chính quy như hẻm, đường chui,... đóng góp cho hệ sinh thái đô thị. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình thí sinh trên khắp cả nước và đưa ra nhiều giải pháp kiến trúc mới lạ, có tính ứng dụng cao.

Giáo sư - KTS Yoshiharu Tsukamoto: ‘Kiến trúc hành vi’ phải tạo ra môi trường sống và làm việc bền vững, đưa con người gần hơn với tự nhiên!  - Ảnh 3.

Các tài năng kiến trúc đã được xướng tên.

Tại sự kiện diễn thuyết kiến trúc ngày 02/12, những tài năng kiến trúc triển vọng, đem đến những góc nhìn mới mẻ và hứa hẹn cũng chính thức được công bố và vinh danh. Trong đó giải Nhất, Nhì, Ba lần lượt thuộc về tác phẩm: HỜ ỐP HOPE NẶNG HỘP của tác giả Nguyễn Hải Đăng; INFORMAL IN INFORMAL của tác giả Đặng Thị Phương Nga; RECYCLE A LINE IN A CITY của nhóm tác giả Tô Sô Ny và Trần Mai Thy. Giải Đặc biệt do KTS. Yoshiharu Tsukamoto lựa chọn và giải Bình chọn Online lần lượt thuộc về tác phẩm: NHỊP ĐẬP ĐÔ THỊ của nhóm tác giả Nguyễn Đức Trung, Hà Quảng Đức, Phạm Ngọc; TÁN QUANG VIÊN của nhóm tác giả Đặng Nguyên Nghi và Tăng Bảo Khánh.

Giáo sư - KTS Yoshiharu Tsukamoto: ‘Kiến trúc hành vi’ phải tạo ra môi trường sống và làm việc bền vững, đưa con người gần hơn với tự nhiên!  - Ảnh 4.

Ông Asada Kyoji, Tổng giám đốc Công ty TNHH TOTO Việt Nam chia sẻ tại sự kiện.

Ông Asada Kyoji, Tổng giám đốc Công ty TNHH TOTO Việt Nam chia sẻ: "Mong muốn của TOTO trong cuộc thi là mang đến không gian thiết kế cởi mở, nơi các sinh viên ngành kiến trúc, kiến trúc sư chuyên lẫn không chuyên có thể tham gia giải quyết vấn đề chung của xã hội. Với tinh thần đó, cuộc thi cũng đã thu hút được lượng lớn người tham gia. Điều này chứng tỏ mối tương quan hai chiều giữa tinh thần ươm mầm tài năng kiến trúc trẻ của TOTO và sự quan tâm đến kiến trúc phụng sự của thế hệ trẻ."

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM