Giáo sư đoạt giải Nobel kinh tế: “Bitcoin nên bị coi là phạm pháp”

30/11/2017 16:26 PM | Kinh tế vĩ mô

“Nếu chính phủ nói rằng mục đích mà Bitcoin đang được sử dụng là gian lận, họ có thể đóng cửa nó mãi mãi. Và nó sẽ sụp đổ”, ông Stiglitz nhấn mạnh.

Giáo sư Joseph Stiglitz đến từ Đại học Columbia là người đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001. Ông Stiglitz cũng là cựu phó chủ tịch cấp cao và là chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới, đồng thời là cựu thành viên và Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Hoa Kỳ.

Mới đây, ông Stiglitz đã trả lời phỏng vấn Bloomberg và đưa ra quan điểm cá nhân của mình về cơn sốt tiền mã hóa Bitcoin. Theo vị giáo sư kinh tế đã từng đoạt giải Nobel này thì Bitcoin nên bị coi là phạm pháp và cần được Chính phủ quản lý hoặc bị cấm.

Giáo sư đoạt giải Nobel kinh tế: “Bitcoin nên bị coi là phạm pháp” - Ảnh 1.

“Theo tôi, Bitcoin nên bị coi là phạm pháp. Bitcoin có thể thành công là nhờ các yếu tố thiếu giám sát và dễ dàng che giấu cho các hành vi phạm pháp. Trên thực tế, nó không phục vụ bất kỳ tác dụng hữu ích nào đối với xã hội”, ông Stiglitz cho biết.

Tuy nhiên vị giáo sư này cũng cho biết ông rất ủng hộ sự đổi mới trong công nghệ thanh toán, mặc dù vậy các loại tiền mã hóa này nên được kiểm soát bởi Chính phủ. Theo ông, sự chạy đua về giá và kỳ vọng đối với Bitcoin là thứ không bền vững.

Ông Stiglitz nói: “Đó là một bong bóng mà sẽ đem lại nhiều giá trị, cũng như lấy đi tất cả mọi thứ tại những thời điểm giá Bitcoin đi lên và đi xuống. Giá trị của Bitcoin ngày hôm nay có thể là kỳ vọng của những gì Bitcoin sẽ đạt được ngày mai”.

Và mặc dù Bitcoin cũng như Cryptocurrency là hệ thống phi tập trung, với rất nhiều người dùng rải rác trên toàn thế giới, ông Stiglitz tin rằng Chính quyền Washington có thể dễ dàng quản lý nếu muốn.

“Nếu chính phủ nói rằng mục đích mà Bitcoin đang được sử dụng là gian lận, họ có thể đóng cửa nó mãi mãi. Và nó sẽ sụp đổ”, ông Stiglitz nhấn mạnh.

Theo TVD

Cùng chuyên mục
XEM