Giải pháp nào để bảo vệ tiền trong tài khoản?

13/11/2022 17:15 PM | Kinh doanh

Thời gian gần đây, không ít vụ việc khách hàng hàng đã bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản, số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Một phụ nữ tên là T sống tại TP Hồ Chí Minh mới đây đã trình báo cơ quan chức năng về việc bị chiếm đoạt 5,3 tỷ đồng trong tài khoản. Cụ thể, sáng 1/12/2021, bà T. phát hiện điện thoại bị mất sóng nên gọi tổng đài thì nhân viên cho biết sim điện thoại của bà đã bị khóa do đã cấp lại sim tại một cửa hàng ở quận 11.

Theo bà T., thời điểm này bà không phải người yêu cầu cấp lại sim và vẫn giữ bản chính giấy CMND. Sau đó, bà T. phát hiện toàn bộ tiền trong 3 tài khoản ngân hàng bị chuyển đi cho các tài khoản khác dưới hình thức chuyển khoản trực tuyến . Hoảng loạn vì bỗng nhiên mất toàn bộ số tiền dành dụm, bà T. gọi điện đến ngân hàng thì được thông báo rằng các lệnh chuyển khoản do chính bà xác lập và đã được xác thực bằng mã OTP gửi qua tin nhắn điện thoại.

Không chỉ có sự việc như vừa nêu mà thời gian gần đây, phóng viên của VTV còn ghi nhận nhiều thủ đoạn khác nhau. Theo đó, một người pụ nữ cho biết đã mất 5 triệu đồng để được vay 50 triệu. Sau khi nhận được tiền một đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng tại Hà Nội đã cắt liên lạc.

Tương tự tin vào lời chào "Vay nhanh gọn, không thế chấp, giải ngân trong ngày. Chỉ cần chụp CMND gửi qua gmail, không cần ra ngân hàng", chị Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đã mất 25 triệu đồng với các khoản gọi là đóng phí bảo hiểm, phí bôi trơn để tiếp cận nguồn vốn 500 triệu đồng.

Giải pháp nào để bảo vệ tiền trong tài khoản? - Ảnh 1.

Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nhiều khách hàng.

Theo đại diện các ngân hàng, chiêu trò của các đối tượng thường là lập ra danh sách các cá nhân mà các đối tượng đã thu thập trên mạng xã hội facebook, zalo, app vay tiền online tín dụng đen. Từ đó, các đối tượng xây dựng kịch bản giả danh nhân viên cán bộ ngân hàng gọi điện cho nạn nhân chào mời vay tiền. Để tạo lòng tin các đối tượng thường hướng nạn nhân vào các trang wed giả mạo ngân hàng cùng với các thành tích giấy khen của đối tượng tại ngân hàng.

6 tháng đầu năm, hệ thống giám sát dự đoán và ngăn chặn tấn công mạng phát hiện 1,4 triệu website, đường link chứa mã độc, ngành ngân hàng chiếm trên 40%. Theo các chuyên gia công nghệ, trong thời gian qua, khi các ngân hàng tập trung nâng cao công tác bảo mật thì nhóm tội phạm chuyển hướng tấn công người dùng.

Vậy giải pháp để bảo vệ tiền trong tài khoản sau nhiều vụ việc số tiền trong tài khoản bị chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đồng? Xung quanh nội dung này, mục Tiêu điểm của chương trình Dòng chảy tài chính với sự tham gia của ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Công ty cổ phần An toàn thông tin Cyradar đã có những phân tích, chia sẻ cụ thể.

Theo VTV Digital

Cùng chuyên mục
XEM