Giải mã ngôn ngữ của tỷ phú "liều ăn nhiều" Masayoshi Son trong những cuộc họp quý suốt 12 năm qua

06/08/2018 22:01 PM | Kinh doanh

Tỷ phú lừng danh không bỏ lỡ bất cứ một cuộc họp quý nào của SoftBank trong 12 năm qua, nơi ông đưa ra 303,513 từ sau 48 cuộc họp.

Một phần mềm xử lý ngôn ngữ đã được dùng để phân tích những bài phát biểu của tỷ phú Masayoshi Son trong những cuộc họp quý suốt 12 năm qua. Ông dùng những cuộc họp để giải thích tầm nhìn của bản thân về sự phát triển. Việc phân tích những bài phát biểu của ông giúp nhận ra những thay đổi trong mối quan tâm của vị tỷ phú lừng danh.

Nỗi ám ảnh mới

Tỷ phú nói nhiều đến Trí tuệ nhân tạo trong những tháng gần đây đồng thời tuyên bố nó sẽ định hình lại mọi ngành công nghiệp và tạo ra nhiều ngành nghề mới. Quan điểm của ông về AI, robot và Internet vạn vật tăng mạnh sau thương vụ mua lại ARM Holdings Plc vào năm 2016 với giá 32 tỷ USD.

Hiện tại, Son đang ngày càng hướng tới trí tuệ nhân tạo như chủ đề nhất quán trong các giao dịch trên phạm vi rộng của mình. Pepper - robot mang dáng vẻ con người của SoftBank - xuất hiện năm 2015 và trở thành nổi bật kể từ thời điểm đó.

 Giải mã ngôn ngữ của tỷ phú liều ăn nhiều Masayoshi Son trong những cuộc họp quý suốt 12 năm qua  - Ảnh 1.

Giảm quan tâm tới Internet

Internet là trung tâm tầm nhìn của Son về tương lai trong nhiều năm. Nó tiếp tục phát triển thành Internet di động khi điện thoại thông minh ra đời. Công ty của Son từng độc quyền bán Iphone tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, chủ đề này ngày càng ít được nhắc tới hơn, cho thấy sự quan tâm của vị tỷ phú lừng danh đã giảm. Dẫu vậy, Cổ phần trong các tập đoàn thương mại điện tử lớn, chẳng hạn như Alibaba của Trung Quốc hay Yahoo Japan Corp, vẫn là một trong những tài sản quý giá nhất của SoftBank.

Tháo chạy khỏi Sprint

Son không ngừng nói về Sprint Corp. trong những năm qua khi ông cố gắng đảo chiều thương vụ mà ông mua năm 2012. Thỏa thuận tháng 4 nhằm bán cổ phần của Sprint Corp. cho T-Mobile US Inc. đã giúp ông rảnh tay hơn để tập trung vào tương lai lâu dài của SoftBank.

Cách mạng thông tin

Ý tưởng về cuộc cách mạng thông tin có thể khiến người nghe hình dung lại năm 1999 cùng sự bùng nổ của Internet. Tuy nhiên, Son không hoài niệm. ông ấy đang dùng thuật ngữ này nhiều hơn bao giờ hết khi xây dựng quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD và mang lại ảnh hưởng lớn với các doanh nhân trên khắp thế giới.

Đối với Son, không ngành nào an toàn khi xảy ra sự thay đổi về công nghệ mang tính địa chấn. Với nó, Son muốn hướng tới việc phát triển một thứ gì đó mới trong bối cảnh thế giới liên tục có những thay đổi mạnh mẽ.

 Giải mã ngôn ngữ của tỷ phú liều ăn nhiều Masayoshi Son trong những cuộc họp quý suốt 12 năm qua  - Ảnh 2.

Công ty 300 năm tuổi

Son thích nói về việc xây dựng một công ty có thể tồn tại tới 300 năm. Đó là cách nhìn rất xa xôi nhưng rõ ràng, Son đề ra một mục tiêu cụ thể cho một doanh nghiệp, buộc nó liên tục thay đổi để có thể thích ứng với các điều kiện mới.

Năm 19 tuổi, Son tạo ra một máy dịch điện tử trước khi bán nó để lấy tiền phát triển công ty. Kể từ đó, ông nhúng tay vào hầu hết các lĩnh vực, từ phần mềm, báo chí với viễn thông và Internet…. Hôm nay, Son muốn tạo ra một tập đoàn trong kỷ nguyên số với danh mục đầu tư có hàng trăm cái tên. Ông gọi đây là chiến lược Số 1 – nắm cổ phần không kiểm soát trong các công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp và khuyến khích họ hợp tác với nhau.

Nó có hiệu quả hay không? Có lẽ, cần vài năm để có câu trả lời.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM