Giải mã kết quả kinh doanh ấn tượng của Techcombank trong 6 tháng đầu năm
Chiều ngày 25/07 Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức họp trực tuyến cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022.
Techcombank tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt trong quý II, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 7.320 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 14.106 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn : Techcombank
Tăng trưởng từ hoạt động cốt lõi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của nhà băng đạt 15.905 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2021.
Có được sự tăng trưởng tích cực này, không thể không nhắc tới lợi thế chi phí vốn, khi mà tỷ lệ thu nhập lãi thuần/Tổng thu nhập lãi giảm nhẹ từ 75,3% xuống còn 74,8%.
Trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt quý II, các ngân hàng đều tăng lãi suất. Lãi suất huy động trung bình tăng từ 30 đến 50 điểm, tùy từng ngân hàng. Ở Techcombank, chi phí vốn chỉ tăng 10 điểm, từ 2% đến 1 %, do 3 nguyên nhân
Thứ nhất, lợi thế nổi trội của Techcombank là Casa. Tỷ trọng Casa trên tổng nguồn vốn huy động duy trì ở mức 47,5%, là mức cao trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Mặc dù vậy, nếu so với quý I/2022, tỷ lệ này giảm nhẹ, đặc biệt là Casa từ khách hàng cá nhân giảm 12% so với quý I. Ngân hàng nhận thấy có xu hướng sau đại dịch khách hàng chuyển dịch từ việc giữ nhiều tiền mặt sang đầu tư sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra do lo ngại lạm phát, nhiều khách hàng, đặc biệt những người có thu nhập cao đã trú ẩn vào kênh bất động sản.
Đại diện Techcombank cho biết đang theo dõi chặt chẽ xu hướng này và đầu tư các giải pháp số hóa để thu hút nhiều khách hàng sử dụng Techcombank giao dịch chính và tăng trưởng Casa trong trung dài hạn.
Nguồn : Techcombank
Thứ hai, sức mạnh thương hiệu đủ mạnh để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới
Thứ ba, tối ưu hóa và đa dạng các nguồn vốn đầu vào. Trong quý II hoàn thành việc huy động 1 tỷ USD từ nước ngoài, giúp Techcombank có được chi phí vốn đủ cạnh tranh, thấp hơn so với mặt bằng chung.
Đa dạng các nguồn thu phí
Ngoài thu nhập từ lãi, thu nhập từ dịch vụ của Techcombank cũng đạt mức tăng trưởng 39,1% so với cùng kỳ. Các nguồn thu dịch vụ của Techcombank đến từ thư tín dụng, dịch vụ thanh toán, FX (Giao dịch ngoại tệ), thẻ tín dụng, bảo hiểm (bancasurance), phí ngân hàng đầu tư (phát hành trái phiếu,..)...
Thư tín dụng, tiền mặt và thanh toán tăng gần 80%, FX tăng 64,2% đi cùng với sự hồi phục kinh tế và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trên góc độ khác, nó cũng là kết quả của việc Ngân hàng đã đầu tư số hóa các quy trình phục vụ khách hàng như mở tài khoản, chữ ký số, dịch vụ mobile banking cho khách hàng doanh nghiệp.
Phí thẻ tín dụng 6 tháng đầu năm tăng 43,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ việc làm mới định vị khách hàng, giúp khách hàng giao dịch nhiều hơn qua thẻ. Đồng thời, Techcombank đã áp dụng tự động hóa phê duyệt tín dụng giúp cho việc phát hành thẻ mới được nhanh chóng.
Phí bảo hiểm đã phục hồi trong quý II, tăng trưởng 68% so với cùng kỳ và tăng hơn 80% so với quý I, nhờ liên tục làm việc cùng Manulife để tối ưu hóa các quy trình bán hàng, đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Phí IB - ngân hàng đầu tư giảm, do ảnh hưởng chung của thị trường, đặc biệt sau sự việc trái phiếu Tân Hoàng Minh khiến khách hàng có sự e ngại với việc mua phái phiếu. Mặc dù vậy, đại diện Techcombank cho rằng nhu cầu trái phiếu sẽ phục hồi và là nguồn thu của Techcombank trong trung dài hạn.
Giải tốt bài toán Kiểm soát chi phí
Đà tăng trưởng doanh thu giúp hệ số CIR của Techcombank duy trì ở mức 30,3% dù ngân hàng vẫn đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ.
Nguồn : Techcombank
Ngoài ra chi phí dự phòng cũng giảm 56% so với cùng kỳ năm ngoái vì khách hàng đã phục hồi lại sau Covid.