Gia tộc Bối thị ở Trung Quốc: 17 đời giàu có, 'của chìm, của nổi' khắp nơi, con cháu đều đỗ vào Đại học Harvard

29/08/2023 10:45 AM | Sống

Đây là gia tộc đã phồn thịnh trong nhiều đời, sản sinh ra những nhân tài kiệt xuất với số lượng của cải khổng lồ.

Gia tộc 17 thế hệ liên tục phồn vinh, thế hệ nào cũng toàn nhân tài kiệt xuất

Tục ngữ nói "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", thế nhưng ở Trung Quốc lại có một gia tộc đặc biệt. Gia tộc này trải qua 17 đời phồn thịnh, con cháu ai nấy đều là người tinh anh của xã hội. 

Gia tộc tạo nên kì tích nhưng cũng kín tiếng này chính là "Gia tộc Bối thị". 

Lịch sử của gia tộc Bối thị bắt đầu từ thời ông Bối Lan Đường hành nghề y và kinh doanh thuốc. Lúc nhỏ, ông Bối Lan Đường sinh sống tại quê hương, nơi có rất nhiều các loại thuốc quý. 

Do chịu ảnh hưởng từ cha mẹ nên từ bé, ông đã ham học hỏi, có tài năng và biết phân biệt hầu hết các loại thảo dược. Khi chỉ mới 14, 15 tuổi, ông đã nắm vững hầu hết kiến thức về các loại thuốc Bắc. 

Gia tộc Bối thị ở Trung Quốc: 17 đời giàu có, 'của chìm, của nổi' khắp nơi, con cháu đều đỗ vào Đại học Harvard - Ảnh 1.

Gia tộc Bối thị.

Đồng thời, ông cũng có thể bắt mạch, kê đơn cho mọi người. Đây chính là nền móng để ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh huy hoàng về sau.

Khi lớn lên, Bối Lan Đường tiếp tục hành nghề y, ông trở thành thầy thuốc, đi khắp nơi chữa bệnh cho mọi người. Nhưng cho dù y thuật của Bối Lan Đường có siêu phàm như thế nào thì hành nghề khắp nơi cũng không phải giải pháp lâu dài.

Vì vậy, Bối Lan Đường quyết định chuyển đến phía Nam sông Dương Tử và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Lúc đầu, ông làm việc tại một y viện ở địa phương. Sau Bối Lan Đường thành lập y viện khám chữa bệnh của riêng mình. Một thời gian sau, y viện làm ăn phát triển, Bối Lan Đường đạt được nhiều thành công lớn.

Công việc kinh doanh ngày càng mở rộng, dưới thời Vua Càn Long trị vì, gia đình Bối Lan Đường trở thành 1 trong 4 hộ giàu có nhất vùng Tô Châu lúc ấy.

Thế hệ thiên tài nối tiếp nhau

Các thế hệ nhà họ Bối sau này cũng không giống như các cậu ấm cô chiêu của các gia tộc khác. Mỗi một thế hệ đều là những nhân tài xuất chúng, có tầm nhìn và sự nhạy bén hơn người trong kinh doanh.

Bối Lý Thái và em trai Bối Nhuận Sinh cũng là hai cái tên đầy tài năng, được nhắc đến nhiều trong lịch sự của gia tộc này.

Lúc nhỏ, Bối Lý Thái có ước mơ trở thành quan chức triều đình. Sau này, trước sự sụp đổ của nhà Thanh, ông đã chuyển sang kinh doanh và đạt được nhiều thành tựu.

Ông được mệnh danh là "vua tài chính" sớm nhất ở Trung Quốc khi là một trong những người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại và Tiết kiệm Thượng Hải. Đồng thời ông cũng tham gia đầu tư vào thị trường du lịch Trung Quốc, thành lập công ty du lịch cho riêng mình và thu lợi nhuận khổng lồ.

Gia tộc Bối thị ở Trung Quốc: 17 đời giàu có, 'của chìm, của nổi' khắp nơi, con cháu đều đỗ vào Đại học Harvard - Ảnh 2.

Không kém cạnh anh trai, Bối Nhuận Sinh cũng trở thành "ông vua thuốc nhuộm màu" nổi tiếng Bến Thượng Hải với tầm nhìn kinh doanh đáng nể phục. Hơn nữa, Bối Nhuận Sinh còn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và sở hữu cả nghìn căn nhà tại Thượng Hải - nơi được mệnh danh là "tấc đất, tấc vàng".

Nhờ công lao của Bối Nhuận Sinh đã góp phần đưa gia tộc Bối thị phát triển lên tầm cao mới, trở thành gia tộc tài sản khổng lồ.

Chưa dừng lại ở đó, thế hệ sau của gia tộc Bối thị cũng liên tục sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất. Trong số các người con của Bối Lý Thái, Bối Tổ Di - con trai thứ ba của ông đã xuất sắc được nhận vào ngành tài chính của Đại học Harvard (ngôi trường giàu có, lâu đời và nổi tiếng nhất nước Mỹ) khi còn rất trẻ.

Sau khi tốt nghiệp, Bối Tổ Di giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Trung ương và thành lập Ngân hàng Trung Quốc, mở ra thời đại tài chính hiện đại và phát triển.

Đến thế hệ thứ 15, trong gia tộc Bối Thị có một nhân vật vô cùng nổi tiếng thế giới, là người mà bất cứ ai trong giới kiến trúc đều biết đến. 

Ông chính là Bối Dật Minh (Ieoh Ming Pei) - một trong những kiến trúc sư thành công nhất của thế kỉ 20. Ông cũng được mệnh danh là "cha đẻ" của kim tự tháp kính tại bảo tàng Louvre, Paris và được trao tặng giải thưởng Pritzker (Giải thưởng thường niên của quỹ Hyatt vinh danh kiến trúc sư với những đóng góp của họ) vào năm 1983.

Bối Dật Minh nổi tiếng với phong cách thiết kế độc đáo, lồng ghép khéo léo các yếu tố Trung Hoa cổ vào các thiết kế hiện đại của mình.

Sau này con cháu của Bối Dật Minh cũng theo chân ông bước vào ngành kiến trúc và đạt nhiều thành tựu lớn. Thế hệ thứ 17 của gia tộc họ Bối, cháu gái của ông cũng theo học Đại học Harvard, thông minh và đầy uyên bác.

Chìa khóa cho sự tồn tại phồn thịnh của gia tộc Bối thị

Là gia tộc giàu có nổi tiếng 17 đời, gia tộc Bối thị có phong tục thống nhất về hôn nhân của thế hệ trẻ. Họ quan niệm để duy trì sự giàu có và hưng thịnh của gia tộc, con cháu trong nhà phải kết hôn với những người tri thức và học vấn cao.

Bởi gia tộc Bối thị cho rằng giáo dục chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển phồn thịnh hàng ngàn năm của gia tộc. Vậy nên họ rất coi trọng giáo dục con cháu cũng như trình độ học vấn của con dâu, con rể trong gia tộc.

Thế hệ con cháu đời thứ 17 của gia tộc Bối thị rất giỏi, họ đều theo học tại Đại học Harvard, hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới.

Là gia tộc đã hưng thịnh nhiều đời, thế hệ sau của gia tộc Bối thị đều không ngừng nỗ lực, vươn lên để phát triển gia tộc. Họ chú trọng giáo dục và bồi dưỡng thế hệ tương lai, giúp gia tộc không ngừng lớn mạnh.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM