Gia đình hòa thuận, các thành viên có thể tránh xa bệnh tật: Ai cũng nên ngẫm!
Nếu vẫn có những lúc chưa thực hiện được bí quyết vàng để tránh xa bệnh tật được nhắc đến dưới đây, mỗi cá nhân hãy tự nhủ cần cố gắng thêm một chút nữa!
Bệnh tật của con người phần nhiều đến từ ưu phiền. Và một trong nhiều nguyên nhân chính dẫn đến ưu phiền bắt nguồn từ việc gia đình không hạnh phúc.
Làm thế nào để gia đình luôn hòa thuận, đó là cả một vấn đề lớn.
Gia đình là nơi mà ở đó tồn tại những mối quan hệ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Trong cuộc đời chúng ta, 70% cảm xúc hỉ lộ ái ố đều có liên quan đến gia đình.
Trong khi đó, cảm xúc, với mức độ ảnh hưởng lớn nhất có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.
Vì thế nên không khí gia đình, cảm xúc, tình cảm trong gia đình chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình.
Ảnh minh họa.
Phần lớn bệnh tật có liên quan đến gia đình
Trong cuộc sống gia đình, tuyệt đối đừng để những chuyện cãi vã nhỏ nhặt xảy ra đều như cơm bữa, cũng đừng để gia đình im ắng đến mức đáng sợ.
Không cãi vã nhưng không nói, nửa tháng người trong nhà không ai nói với ai một câu, ở trong một gia đình như thế, ai rồi cũng sẽ sinh bệnh.
Từng có một bái báo đưa tin rằng những người ly hôn hoặc mất vợ/ chồng có tuổi thọ không cao.
Cô đơn đáng sợ hơn nghèo khó, cô đơn dễ khiến người ta gặp nhiều vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Và ngược lại, những gia đình có vợ chồng tâm đầu ý hợp, cả hai sẽ sống thọ hơn những gia đình không toàn vẹn.
Gia hòa vạn sự hưng, nếu cả ngày bạn chỉ ôm trong lòng sự oán trách, giận giữ mà mong cầu tài lộc, may mắn và hạnh phúc, làm sao bạn có thể đạt được nguyện vọng?
Con người là động vật sống theo cảm xúc, cả ngày sống trong cảm xúc. Hỉ nộ ái ốm, ưu tư, sợ hãi, kinh ngạc… đó chỉ là vài trong vô số những cảm xúc vô cùng đa đạng và phong phú của con người.
Khi vui, chúng ta cười. Khi không vui, chúng ta khóc. Và khi tức giận, chúng ta muốn chửi rủa vài câu.
Thế nhưng chúng ta liệu có biết rằng: Giận dữ, u sầu và những cảm xúc tiêu cực sẽ trực tiếp làm tổn thương đến tinh thần và thể xác của con người.
Rất nhiều người không chết vì già, không chết vì bệnh mà chết vì tức giận.
Không được làm quan, tức mà chết, không được đề bạt làm giáo sư, tức mà chết, kiếm không ra tiền, tức mà chết… rất nhiều người già chỉ vì những việc nhỏ nhặt mà tức giận đến chết.
Nhưng phàm là người ắt phải có cảm xúc, cũng rất khó để kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên, khó mới cần phải tu luyện, đừng để cảm xúc của bản thân trôi nổi mất kiểm soát, hãy làm chủ cảm xúc của mình chứ đừng để bản thân bị cảm xúc chi phối.
Ba bước để thỏa mãn nhu cầu có một gia đình hạnh phúc
1. Đầu tiên, một gia đình hòa thuận êm ấm, yếu tố then chốt là vợ chồng phải yêu thương nhau.
Giữa vợ và chồng có sự yêu thương kính trọng lẫn nhau, cùng đặt nhau ở vị trí đầu tiên trong lòng không chỉ khiến cha mẹ già an tâm mà con cái cũng noi gương tốt, tự khắc nếp nhà sẽ đâu vào đấy.
Vợ chồng yêu thương nhau cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau: Kính trọng lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ lần nhau, an ủi lẫn nhau, động viên lẫn nhau, nhường nhịn lẫn nhau và thông cảm cho nhau.
2. Thứ hai là giáo dục tốt con cái.
Con cái là tương lai của gia đình, việc thế hệ trẻ đâm cành xanh lá, kế thừa gia phong, tất cả đều phụ thuộc vào kết quả giáo dục mà chúng ta dành cho trẻ từ tấm bé.
3. Thứ ban là tôn trọng người già.
Người già là gốc rễ trong gia đình. Các thành viên trong gia đình nếu như không tôn trọng cội nguồn, gốc rễ của mình, nghĩa là không đối xử tốt với người lớn tuổi trong gia đình thì những cành, những lá sẽ khó mà um tùm sum suê cho được.
Hãy xử lý tốt cả mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Hai người phụ nữ "bủa vây" một gười đàn ông có thể sẽ đem đến tình yêu lớn gấp đôi nhưng cũng có thể chèn ép anh ta thành một cái bánh khô kẹp lép.
Ai cũng có cá tính riêng, có tật xấu riêng. Vì thế hãy thường xuyên tự nhắc mình: Hãy đổi vị trí của mình với người khác để suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn, địa vị khác, để từ đó thấu hiểu và cảm thông cho những người xung quanh.