Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!

27/05/2024 11:10 AM | Sống

Giữa mảnh đất miền Trung nghĩa tình có một làng chài cổ hoang sơ, xinh đẹp đã trải qua nhiều năm tháng thăng trầm.

Vào những ngày hè oi ả, nhiều người có xu hướng du lịch tới những nơi mát mẻ, thoáng đãng để tìm được cảm giác thoải mái. Không gì thú vị hơn là được đi du lịch cùng những người thân yêu trong dịp hè, cùng nhau khám phá danh lam thắng cảnh khắp mọi miền. Những bãi biển mênh mông sóng vỗ, xanh biếc như ngọc là điểm đến lý tưởng được nhiều người lựa chọn làm nơi nghỉ mát. 

Trong đó, biển Sa Huỳnh nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Ngãi là một trong những bãi biển đẹp thu hút lượng du khách khủng mỗi năm. 

Không chỉ được biết đến với bãi biển đẹp, những ruộng muối trắng muốt, đồi núi trùng điệp, hùng vĩ, ngay cạnh biển Sa Huỳnh có một làng chài nhỏ nguyên sơ, mộc mạc chỉ mất ít phút đi bộ. Đó là làng Gò Cỏ, tọa lạc tại thôn Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 1.

Để tới được làng Gò Cỏ, từ trung tâm thành phố Quảng Ngãi, bạn đi vào đường Nguyễn Nghiêm, sau đó rẽ phải vào đường Quang Trung thêm 2.8km. Tại vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ 2 vào đường Nguyễn Huệ và tiếp tục đi thẳng khoảng 32km rồi rẽ trái vào đường Nguyễn Tất Thành. Bạn đi thẳng thêm 21km, bạn vòng sang trái để vào đường Sa Huỳnh. Từ đây, để tiếp tục di chuyển tới làng Gò Cỏ, bạn nên mang theo bản đồ hoặc hỏi người dân địa phương vì khu vực này không có tên đường.

Du khách tới làng Gò Cỏ phải gửi xe tại đầu cổng làng với mức phí 5.000 đồng/xe. Do lối đi vào làng hẹp, xe ô tô sẽ phải gửi ở ngoài, cách làng chài khoảng 200m. Phí gửi xe ô tô dưới 7 chỗ là 15.000 đồng/xe, xe từ 7 chỗ trở lên là 20.000 đồng/xe.

Không gian đậm chất lịch sử

Làng Gò Cỏ thuộc khu vực trung tâm của nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba "cái nôi" cổ xưa làm nên bản sắc Việt. Đây là một ngôi làng Chăm Pa với diện tích 105ha với hơn 80 hộ dân sinh sống. Không chỉ vậy, đây còn là nơi chứng kiến sự giao thoa trải dài giữa 3 nền văn hóa. Từ thuở sơ khai, làng Gò Cỏ là nơi sinh sống của người Sa Huỳnh cổ (khoảng 2.000 - 3.000 năm trước), tiếp nối là tộc người Chăm Pa (từ thế kỷ VII - thế kỷ XV) và cuối cùng là người dân Đại Việt đến ngày nay.

Bên cạnh đó, làng Gò cổ còn là nơi ghi lại chiến công hiển hách của nhân dân ta qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vào thế kỷ XX. Với bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc, địa điểm này đem lại trải nghiệm "vừa học, vừa chơi" độc đáo, thú vị khiến nhiều du khách trầm trồ.

Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 2.
Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 3.
Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 4.
Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 5.

Theo người dân bản địa truyền tai nhau kể lại, từ thời xa xưa, vùng đất này cỏ mọc um tùm, thậm chí cao hơn cả đầu người. Vì vậy, các vị quan lại khi xưa thường sai người làm tới đây gặt cỏ cho ngựa ăn. Từ đó, cái tên làng "Gò Cỏ" ra đời mang ý nghĩa giản đơn, mộc mạc như vậy.

Trước đây, làng Gò Cỏ ít được biết tới, nằm biệt lập giữa biển trời bao la, bát ngát. Tới năm 2017, ngôi làng tình cờ được phát hiện bởi một đoàn nghiên cứu tới khảo sát để gửi hồ sơ trình lên UNESCO công nhận khu vực này là Di sản văn hóa thế giới.

Sau đó, nhờ vào mỹ cảnh hoang sơ cùng thế mạnh văn hóa, làng Gò Cỏ nhanh chóng phát triển tiềm năng du lịch và được tỉnh Quảng Ngãi công nhận OCOP 3 sao về du lịch vào năm 2020. Chỉ 3 năm sau, làng Gò Cỏ được Thủ tướng Chính phủ trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Làng chài cổ hình thành từ đá

Đối với người dân làng Gò Cỏ, những khối đá tưởng chừng vô tri, tầm thường lại là thứ làm nên bản sắc văn hóa riêng biệt tại đây. Đá là vật che chở, bảo vệ, trở thành một phần thiết yếu gắn liền với cuộc sống của người dân bản địa. Những phiến đá này đã tồn tại từ thời kỳ khủng long còn là loài thống trị thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, đây là đá granite có niên đại từ 250 - 400 triệu năm trước.

Trước đây, khi người Chăm Pa sinh sống tại nơi này, họ đã sử dụng những khối đá granite để tạo nên những công trình kiến trúc, các thành tựu văn minh lớn mạnh. Người dân nơi đây đã bảo tồn được 12 giếng cổ được đặt tên theo những người chủ của khu đất, chẳng hạn như giếng ông Đường, giếng bà Mia, giếng ông Tích,...

Bên cạnh đó, từ những phiến đá có niên đại lâu năm, người Chăm Pa cũng xây dựng một con đường đá cổ Chăm được xây dựng tỉ mỉ, ngay ngắn. Trên con đường này, du khách có thể dễ dàng bắt gặp bia ký Chăm Pa hàng nghìn năm tuổi.

Đặc biệt, khi tới đây, bạn không nên bỏ lỡ tham quan gành đá. Thông qua quá trình phong hóa của tự nhiên, nơi đây sở hữu những phiến đá rực rỡ, óng ánh. Không chỉ đa dạng màu sắc, các phiến đá này còn có dáng vẻ muôn hình vạn trạng khiến nhiều người thích thú, ngắm nhìn không rời mắt. Ngoài ra, nếu tản bộ dọc theo gành đá, bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện dân gian kỳ bí độc nhất của làng Gò Cỏ như: "Bến bà Thân", "Lúc Cúc", "Sũng muối",...

Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 6.
Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 7.
Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 8.

Tại gành đá, bạn có thể trải nghiệm ngồi thuyền nan tre truyền thống ngắm những hang đá tự nhiên trong gành, nghe những câu chuyện lịch sử gắn liền với nơi đây. Nếu dậy được sớm, bạn nên tham gia bủa lưới với ngư dân lúc 3 giờ sáng để hiểu thêm về phong tục, tập quán của người địa phương. Chi phí trải nghiệm ngồi thuyền nan tre khoảng 100.000 đồng/người.

Ngoài ra, những hầm đá, hang đá trong làng cũng là nơi trú ẩn của người dân tránh bom đạn bắn phá qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, chẳng hạn như hang Cây Thị,...

Mảnh đất thân thiện, hiếu khách, nói "không" với ô nhiễm

Dù phát triển du lịch nhưng người dân tại làng Gò Cỏ luôn có ý thức giữ gìn môi trường tự nhiên, hạn chế xả rác bừa bãi. Dù là làng chài nhỏ nhưng dân cư tại đây văn minh, phân loại rác đúng theo quy định dựa trên dự án "Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt làng Gò Cỏ" do Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tài trợ.

Bên cạnh đó, người dân nơi đây cũng hiền hòa, mến khách. Đặc biệt, họ hiểu được giá trị của những bản sắc độc đáo quê hương, biết bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa đặc trưng như hát hố, hát bài chòi, hát dân ca,... Từng lời ca, ý nhạc dịu dàng, du dương phảng phất chút dư vị của năm tháng khiến người nghe mê đắm không thôi. 

Ghé thăm làng chài nguyên sơ: Ngỡ ‘xuyên không’ về thời tiền sử, ẩn mình trong nền văn minh cổ, lắng tai nghe khúc dân ca thân tình!- Ảnh 9.

Ngoài ra, người dân nơi đây vẫn giữ nguyên các phong tục truyền thống như đan lát, vun đất trồng khoai, làm bánh ít,... Đồng thời, từng nếp nhà, đường đi hay những chiếc giếng cổ đều được người dân chung tay gìn giữ, bảo vệ.

Để trải nghiệm qua đêm tại làng Gò Cỏ, bạn có thể thuê homestay tại đây với mức giá lưu trú khoảng 70.000 đồng/người. 

Thời điểm phù hợp để du lịch làng Gò Cỏ vào khoảng thời gian tháng 4 đến đầu tháng 9 bởi khi đó, biển trong xanh, yên ả. Thời điểm hoàn hảo để ngắm bình minh tại làng Gò Cỏ vào khoảng 5 giờ 20 phút.  Ngược lại, nếu muốn ngắm hoàng hôn, bạn cần có mặt lúc 18 giờ.

Nếu du lịch ngắn ngày, bạn nên dành nhiều thời gian để tham quan toàn bộ ngôi làng. Tuy nhiên, nếu có thời gian dư dả, bạn hãy dành 4 - 5 ngày trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân, bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích, hay ho có thể khiến bạn "mắt chữ A, mồm chữ O". 

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM