GDP quý II gần 'chạm đáy' 13 năm

29/06/2023 11:45 AM | Kinh tế vĩ mô

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm nay ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này chỉ cao hơn tốc độ tăng quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Như vậy, GDP quý II tăng gần thấp nhất trong 13 năm qua.

Sáng 29/6, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu năm nay.

GDP quý II gần 'chạm đáy' 13 năm - Ảnh 1.

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội sáng 29/6.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm nay ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này chỉ cao hơn tốc độ tăng quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Như vậy, GDP quý II tăng gần thấp nhất trong 13 năm qua.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,27% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tăng 0,67%, và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,0%.

Giá thực phẩm tăng, giá điện sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là những nguyên nhân chính làm CPI tăng

Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,74%. Trong đó, chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 6 tháng đầu năm tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương đã tăng học phí trở lại từ tháng 9/2022 (sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022, tác động làm CPI tăng 0,49%).

GDP quý II gần 'chạm đáy' 13 năm - Ảnh 2.

Diễn biến giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng trước của một số nhóm hàng chính.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 1,24%, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,74% do dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng, tác động làm CPI tăng 0,17%. Chỉ số giá vé máy bay tăng 65,72%; giá vé tàu hỏa tăng 32,34%; giá vé ô tô khách tăng 11,12% do nhu cầu đi du lịch trong dịp lễ, Tết, dịp hè của người dân tăng.

Giá điện sinh hoạt tăng 3,12% do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN áp dụng từ ngày 4/5/2023, tác động làm CPI tăng 0,1%.

Lạm phát cơ bản tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,29%). Sáu tháng đầu năm, tuy giá xăng dầu giảm 18,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 9,99% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI, nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo Việt Linh

Cùng chuyên mục
XEM