Gặp thất bại, bạn đổ lỗi cho 'ý chí yếu đuối', 'không đủ cố gắng', 'thiếu tiền', nhưng vấn đề đích thực lại nằm ở 3 chữ: Lười thay đổi
Thay đổi tất nhiên không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nếu bạn có thể làm điều đó một cách dễ dàng, vậy thì khác gì "ra đường là gặp vĩ nhân".
Ngồi thẳng lưng rất tốt, nhưng liệu bạn giữ thẳng được bao lâu? Hay một lúc sau nó lại cong như cũ? Bạn thấy rằng việc vùi đầu vào các trò chơi điện tử, phim bộ thật điên rồ. Bạn không cam tâm sống cả đời trong u mê, nhạt nhẽo. Bạn ghét cuộc sống mà chỉ có một mình bạn bước, bạn quyết định phải bắt đầu lại.
Bạn xóa hết tất cả các trò chơi và phim ảnh trên máy tính của mình, thu dọn hết những thứ bừa bộn trên giường sau khi thức dậy, tắm rửa và quyết tâm bước ra và bắt đầu một cuộc sống mới.
Kiên trì trong vòng 1 tuần
Bạn muốn thoát khỏi bệnh nghiện game, luyện tập cho mình thói quen tốt. Bạn không ngừng cổ động, không ngừng quyết tâm, và cuối cùng là không ngừng thất bại: Sau đó không lâu, khi bạn có suy nghĩ dao động, chỉ cần một lần thất thủ là sập luôn cả đường đi.
Quay trở lại quá khứ 1 chút.
Bạn đọc được một bài báo rất hay, và cảm thấy có một động lực lớn. Tối ngày sinh nhật, bạn tự nói với chính mình rằng tuổi mới sẽ phải cố gắng để thay đổi toàn diện... Nhưng chỉ sau khi uống ly rượu vang chào tuổi mới thì cái nỗ lực đó cũng bay vèo đi mất. Nháy mắt đã qua một năm, bạn nhìn lại ngày sinh nhật, vẫn như vừa mới đây thôi. Và rồi bạn vẫn là chính bạn như ngày nào...
Bị bao quanh bởi cảm giác thất vọng và tự trách. Niềm tin đang dần biến mất và thay vào đó là sự buồn phiền. Hai bàn tay vò vào đầu tóc đang rối bù, bạn chợt nhận ra rằng: thì ra bạn không thể...
Người thất bại thường cho rằng, chìa khóa của vấn đề nằm ở chỗ họ chưa thực sự nỗ lực cố gắng. Nhưng thực chất thì chỉ ở chỗ phương pháp của họ có vấn đề.
Mọi điều nều nắm rõ nhưng tại sao lại không thể làm được? Không sai, vấn đề chính là nằm ở phương pháp của bạn.
Một vài sự thật
Đầu tiên nên đi tìm hiểu để rõ hơn một vài sự thật.
Thứ 1: Chúng ta đều là những người bình thường.
Trước tiên, bạn nên ý thức rõ một hiện thực đó là bạn thực chất chỉ là một người bình thường.
Như thế nào gọi là người bình thường? Tôi không phải là một hiện tượng của Châu Á, cũng không phải là kẻ nghèo túng đến mức phải đi ăn xin ngoài đường; không phải là vừa trúng một trấm vé số mấy trăm triệu đô; Không phải là học sinh xuất sắc nhất khóa, cũng không phải là kẻ học mãi vẫn không thể ra trường... Đại bộ phận chúng ta đều là những người bậc trung, không quá tốt cũng chẳng phải quá xấu xa. Nói chung tất cả đều liệt vào chỉ số 80% mà thôi.
Người bình thường có niềm vui lẫn nỗi buồn mỗi ngày. Là những người không muốn ra khỏi giường vào một sáng mùa đông, đôi mắt vẫn mỏi mệt khi đọc sách quá nhiều, là người sẽ bị thu hút bởi ánh mắt của một vài cô gái xinh đẹp... Điều đó chả có gì cả, chỉ là nhân tính.
Tương tự, vì bạn là một người bình thường thi tại sao bạn lại muốn có ý chí của một siêu nhân? Tại sao lại muốn làm việc suốt ngày đêm như người thép? Như vậy không hợp lý chút nào.
Nếu năng lực ý chí là 100 điểm, bình quân của xã hội là 70 điểm, vậy thì bạn, tôi và đại đa số những người xung quanh đều nằm trong khoảng 60-80 điểm.
Nắm rõ điều này là một phần rất quan trọng. Đây là điểm khởi đầu cho mọi thứ:
Nếu bạn không hiểu, bạn sẽ phóng đại vai trò của ý chí lên. Nguyên nhân của thất bại sẽ bị đổ lỗi cho "ý chí yếu hèn" và "không đủ cố gắng". Tương tự, phương án giải quyết sẽ là "buông lời oán trách" hoặc là "lần sau sẽ phải chú ý". Điều này sẽ không giúp bạn tìm ra mấu chốt đích thực, cũng sẽ không khiến cho sự tình trở nên thuận lợi hơn.
Nếu bạn hiểu, bạn sẽ nhận ra những hạn chế của ý chí. Bạn sẽ thiết kế những phương pháp để sử chữa những lỗ hổng trong con người bạn, sẽ cẩn thận tránh xa những thách thức và cám dỗ. Bạn sẽ sử dụng ý chí của mình một cách cẩn thận, để mọi thứ có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Do đó, đừng nên ép buộc mình phải chịu đựng bất cứ điều gì vượt ngoài tầm ý chí. Điều đó chỉ khiến chúng ta càng mệt mỏi chứ không thể giúp chúng ta vượt qua tất cả.
Thứ 2: Ý chí là sự yếu đuối
Theo tôi, ý chí là một sự yếu đuối. Điều này bao gồm 3 lớp nghĩa:
Ý chí dễ dàng hao tổn
Cũng giống như thời gian, sức mạnh và sự chú ý, ý chí cũng là một nguồn lực cá nhân. Tài nguyên này có thể cạn kiệt: dùng bao nhiêu giảm bấy nhiêu.
Người ta bảo, buổi sáng là lúc con người có thể làm được nhiều việc nhất và là lúc sáng tạo nhất. Vì lúc này trạng thái con người cảm thấy tốt nhất và là lúc ý chí lực mạn mẽ nhất. Và theo thời gian ý chí lực cũng dần dần giảm xuống.
Ý chí lực là thứ biến động
Nước thì có triều lên, triều xuống; trăng có trăng khuyết trăng tròn. Chí lực cũng luôn ở động thái biến hóa.
Lúc vui vẻ, tinh thần lạc quan thì ý chí lực cao, còn khi uể oải mệt nhọc thì ý chí lực thấp.
Điều này giải thích rõ về một số thất bại của bạn: Lúc bạn đưa ra lời tuyên thệ là sẽ làm điều gì đó, đấy là lúc ý chí lực của bạn cao nhất, nhưng dần dần bạn nản chí và bỏ cuộc thì nghĩa là ý chí lực yếu dần đi.
Ý chí lực không phải là vô tận
Lúc sung mãn nhất có thể bạn sẽ nỗ lực để hoàn thành một điều gì đó. Bạn gấp gáp chuẩn bị và muốn nhanh chóng hoàn thành. Trong một ngày bạn đã tận lực nhưng vẫn chưa thể, nhưng đến ngày mai khi bạn tiếp tục công việc đó thì hứng thú đã giảm đi, đôi khi là không muốn làm nữa.
Đó đôi lúc do bạn đã quá tận lực, quá cố gắng dẫn đến dễ chán nản. Ý chí lúc đó của bạn đã tiêu giảm và có thể là bằng không.
Con người dù thế nào cũng phải lấy cảm hứng công việc ra làm đầu. Nhiều lúc cố gắng cho cái đích cuối cùng đó là mục đích thì đã biến thành ép buộc. Cứ cố ép mình làm việc mặc dù đã quá mệt mỏi thì hứng thú sẽ giảm dần, theo đó ý chí cũng giảm.
Đừng nghĩ rằng ý chí của con người là vô tận để rồi quá lạm dụng nó.
Thứ 3: Sau khi thiết lập được thói quen, bạn không cần phải duy trì ý chí nữa.
Ý chí càng nhiều thực sự không quan trọng. Điều cần thiết để đạt được sự thay đổi là xây dựng thói quen thay vì ý chí. Việc thiết lập thói quen đòi hỏi rất nhiều ý chí, nhưng một khi bạn quen với nó, bạn không cần quá nhiều ý chí để duy trì thói quen của bạn.
Ví dụ, thói quen "ngủ sớm dậy sớm". Lúc vừa bắt đầu thực sự không thoải mái chút nào, nhưng dần dần nó sẽ trở thành thói quen và sự khó chịu sẽ biến mất. Việc đó sẽ lặp đi lặp lại hằng ngày mà không cần phải có sự cố gắng gì, không tiêu thụ ý chí nào nữa cả.
Khi đã nằm lòng, bạn sẽ phát hiện ra rằng tất cả những người bên cạnh bạn, sự nỗ lực của họ đều rất bình thường.
Phải làm thế nào?
Trong phần này, chúng ta hãy nói về các phương pháp thực tế ở cấp độ kỹ thuật.
Nếu chúng ta coi "thay đổi" là hành vi theo định hướng thị trường, thì những gì chúng ta làm là không có gì hơn hai dòng chính: tăng chi phí vi phạm kỷ luật và giảm chi phí tuân thủ.
Thứ 1: Tác động của ngoại lực
Là một biên tập viên của bộ phim truyền hình Anh "Black Mirror", Charlie Brooker thường nhận được email hỏi về ý kiến viết kịch bản. Câu trả lời của ông là:"Bạn cần phải hạn chế thời gian. Đây là điều duy nhất mà bạn cần. Đừng đi tìm một chút may mắn, cũng đừng tìm thiên phận gì gì đó, hãy tìm một người mà khi đêm nay bạn không nộp được bản thảo thì sẽ dằn vặt, trách mắng bạn quyết liệt. Hợp tác với họ. Sau đó bạn sẽ kinh ngạc trước tài hoa của chính mình".
Câu nói này có lẽ nên ép kính và đặt ở phòng khách. Đây là cách dễ dàng nhất để đạt được mục tiêu nhờ tác độngc ảu ngoại lực, nó giúp bạn tiết kiệm được sức mạnh ý chí của mình.
Thứ 2: Thiết lập môi trường
Có một thói quen làm việc mang lại cho tôi những lợi ích to lớn: không làm việc ở nhà.
Có quá nhiều cám dỗ ở nhà: TV, máy tính bảng, máy tính, xbox ... rất nhiều điều thú vị, thì làm sao để bạn tập trung vào làm việc được? Tiến độ đang thuận lợi, bạn sẽ nghĩ, "Nghỉ ngơi, làm việc chăm chỉ cho bản thân", tiến triển chậm, bạn sẽ nghĩ, "nghỉ ngơi sẽ, thay đổi tâm trí bạn." Sau đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng đã lãng phí cả một buổi chiều và một ngày quý giá đã không trọn vẹn.
Trong một văn phòng hoặc quán cà phê, không có thách thức tương tự: chỉ có một máy tính và một bộ giấy bút ở phía trước. Bạn không thể làm bất cứ điều gì khác, bạn không có ý tưởng "chơi một lúc." Bạn không cần phải tự thuyết phục mình, và như vậy chứng tỏ bạn đang ở trong một trạng thái làm việc hiệu quả.
Trong cả hai trường hợp, bạn chỉ đơn giản là hai con người. Đã có một sự thay đổi lớn trong ý chí? Tất nhiên là không. Đấy chỉ là một mẹo nhỏ và bạn đã đạt được hiệu ứng thật hiệu quả cho công việc của mình.
Thứ 3: Máy chấm công
Để thoát khỏi "nghiện trò chơi", tôi đã thiết kế một "hệ thống tự từ chối" cho bản thân mình. Hiệu quả rất đáng kể.
Nói một cách đơn giản, gồm các quy tắc như sau: Nếu không chạm vào trò chơi một ngày, sẽ tiết kiệm được một ngày. Liên tục như thế trong vòng 7 hôm thì có thể nghỉ một ngày. Và ngày lễ là ngày được được vui chơi hưởng thụ hợp pháp, vậy thì hãy cứ chơi hết mình, không cần phải có cảm giác tội lỗi.
Thứ 4: Sử dụng ý chí những lúc cần thiết
Như đã nói trên, ý chí là một tài nguyên có thể cạn kiệt bất cứ lúc nào. Vì thế nên sử dụng một cách hợp lý. Những cái có thể biến thành thoái quen hằng ngày thì không nên lãng phí ý chí. Trừ phi đó là những việc vô cùng khó khăn, bắt buộc phải kiên cường mới vượt qua được. Lúc đó bạn bắt buộc mình phải thật mạnh mẽ, phải thật kiên trì thì mới có thể hoàn thành được.
Thay đổi là động lực thúc đẩy sự tiến bộ: Sự tiến bộ của một người đều được hình thành từ rất nhiều sự thay đổi.
Thay đổi tất nhiên không phải là một nhiệm vụ dễ dàng: Nếu bạn có thể làm điều đó một cách dễ dàng, vậy thì tất thảy đều xuất sắc cả.
Một mặt, chúng ta phải đối mặt với những hạn chế và khuyết tật của bản chất con người, phương pháp thiết kế, sửa chữa lỗ hổng, vượt qua cám dỗ, và hướng dẫn chính mình vào đúng hướng; mặt khác, chúng ta phải tu luyện bản thân để tăng cường tinh thần và bản chất ý chí của mình.
Cuộc sống không bao giờ có cái nút như thế: sau khi nó đã trôi qua, bạn sẽ được tái sinh, sau khi nó đã trôi qua, mọi thứ sẽ ổn.
Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, dần dần, bạn cảm thấy không thật thoải mái lắm nhưng đến cuối cùng sẽ càng dễ dàng hơn và đạt được sự thoải mái khi làm.
Tại sao không cố gắng thay đổi bản thân để có thể làm được nhiều điều hơn nữa?
(Nguồn ảnh minh họa: Francesco Ciccolella)