Founder công ty chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu

25/04/2024 07:30 AM | Kinh doanh

Với xuất phát điểm cao, vợ chồng Nhà sáng lập thương hiệu chocolate đến từ miền Tây Alluvia đã đạt được một vài thành tựu đáng nể sau 8 năm khởi nghiệp: 1 nhà máy tại Tiền Giang, 17 cửa hàng tự mở và hệ thống phân phối trên khắp toàn quốc. Theo Alluvia, chocolate đến từ Việt Nam có cơ hội lớn ở ngách thủ công cao cấp khi ra thế giới.

Khi nhắc tới chocolate Việt Nam, nhiều người Việt thành thị sẽ nghĩ ngay tới Marou, với những nhà sáng lập là người nước ngoài và được hậu thuẫn mạnh bởi quỹ Mekong Capital. Không nổi danh như Marou, cũng không được quỹ đầu tư nào hỗ trợ, có một thương hiệu chocolate thuần Việt mang tên Alluvia cũng đang có màn trình diễn ấn tượng. Alluvia nghĩa tiếng Việt là 'Phù Sa' là thương hiệu thuộc Công ty Ca Cao Xuân Ron Chợ Gạo, được sáng lập bởi gia đình chị Nguyễn Ngọc Điệp – anh Nguyễn Hải Yến vào năm 2013.

Theo chia sẻ của các Nhà sáng lập, hiện doanh nghiệp đang có một nhà máy sản xuất cacao – chocolate tại Tiền Giang, 12 cửa hàng và hệ thống phân phối trên toàn quốc. Trong những tháng còn lại của năm 2024, Alluvia dự định sẽ mở thêm 5 cửa hàng ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Ngoài ra, doanh nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu ra các nước Đông Nam Á thông qua bán buôn hoặc mở cửa hàng trong năm nay.

Trong ba năm sắp tới, những nhà sáng lập Alluvia kỳ vọng tăng số lượng cửa hàng tự mở lên gấp đôi, cán mốc 30 cửa hàng cả trong lẫn ngoài nước.


***

MỘT NỬA CON NHÀ NÒI

Trước khi khởi nghiệp với Alluvia, cả hai vợ chồng chị Nguyễn Ngọc Điệp và anh Nguyễn Hải Yến đều từng làm quản lý cấp trung tại thị trường Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia đến từ châu Âu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và ô tô.

Năm 2015, trong một chuyến công tác sang Đức, anh Nguyễn Hải Yến đã rủ vợ mình sang chơi, cả hai được bạn bè dẫn đi thăm thú nhiều nơi ở châu Âu. Chuyến đi đó khiến anh chị đặc biệt ấn tượng với những xưởng sản xuất chocolate lớn nhỏ khắp Thụy Sỹ - Bỉ - Đức, những quốc gia nổi tiếng có chocolate ngon.

"Khi tìm hiểu, chúng tôi biết rằng, vì đất đai và khí hậu không phù hợp để trồng cây cacao – nguyên liệu chính để sản xuất chocolate, nên hầu hết nhà máy sản xuất chocolate ở châu Âu đều nhập cacao từ châu Phi, châu Mỹ hoặc châu Á.

Lúc đó, tự dưng trong đầu tôi loé lên câu hỏi: 'Châu Âu không trồng được cacao ngon mà họ vẫn có thể tạo ra những thanh chocolate trứ danh thế giới, vậy tại sao Việt Nam lại không thể?!'", chị Nguyễn Ngọc Điệp – CEO của Alluvia hồi tưởng.

Thời điểm đó, công việc chuyên môn của chị Điệp là bán hàng trong ngành FMCG chứ không phải chuyên ngành thực phẩm, song chị vẫn rành 'sáu câu vọng cổ' về ca cao, bởi chị trưởng thành dưới những bóng cây ca cao, lớn lên cùng mùi hương của hạt ca cao.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 1.

Nhà giáo Xuân Ron - người tiên phong mang cây cacao về vùng chợ Gạo - tiền Giang.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 2.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 3.

Việc trồng xen canh đã giúp cây cacao miền Tây - Việt Nam có hương vị trái cây độc đáo và được đánh giá là một trong những loại cacao ngon nhất thế giới.

Cha của chị Điệp – nhà giáo Xuân Ron từng nằm trong Ban dự án Trồng & phát triển cacao bền vững của Chính phủ, nhằm biến Chợ Gạo – Tiền Giang nói riêng và miền Tây nói chung, thành vùng nguyên liệu cacao chất lượng cao.

Cacao trồng ở miền Tây luôn nằm trong top những hạt cacao ngon nhất thế giới với hương trái cây độc đáo nhờ xen canh và được nuôi dưỡng bằng phù sa sông Mê Kông. Trưởng thành từ cái nôi cacao ở mảnh đất trù phú này, chị Điệp luôn muốn làm cái gì đó để có thể khai thác hết giá trị của những hạt cacao mà ba mình cũng như nông dân vùng Chợ Gạo đã kiên trì cực khổ làm ra.

Năm 2015, chị Điệp quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp làm chocolate trong sự cổ vũ nhiệt tình của cha. Công ty Xuân Ron Chợ Gạo sau hai năm chỉ sản xuất bột cacao chính thức bước sang một trang mới, gia nhập mảng chocolate. Bên cạnh đó, chị Điệp cùng chồng là anh Yến cho ra mắt thương hiệu Alluvia - Phù Sa, mang ý nghĩa nguồn gốc và dễ dàng định vị thương hiệu chocolate của mình trên bản đồ Việt Nam và thế giới. 

Năm 2016, chị Điệp sinh con đầu lòng, anh Hải Yến cũng rời tập đoàn ô tô để cùng dẫn dắt Alluvia. 

Chị Điệp và anh Yến cho rằng, thời đại thế giới phẳng cùng sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay đã giúp họ rất nhiều trong việc sáng tạo ra những thanh chocolate ngon dựa trên nền tảng sẵn có trước đó, họ cũng như không gặp quá nhiều khó khăn khi muốn đầu tư máy móc hiện đại nhất thế giới, hay mời được những chuyên gia làm chocolate hàng đầu thế giới khi muốn ra mắt sản phẩm mới.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 4.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 5.

Một góc trong nhà máy của thương hiệu Alluvia.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 6.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 8.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 9.

Hệ thống sản phẩm cacao - chocolate đa dạng và phong phú của Alluvia.

Chuyên gia Oliver Nicod là một trong những người được chị Điệp và anh Yến mời vè để hỗ trợ, góp ý giúp nâng cao và hoàn thiện chất lượng của sản phẩm Chocolate Đen Mật Dừa – kết hợp với startup chuyên sản phẩm mật dừa nước SokFarm – Trà Vinh. Những sáng tạo về nguyên phụ liệu địa phương cùng chocolate giúp danh mục sản phẩm của Alluvia mang đầy bản sắc Việt, như xoài Tiền Giang, tiêu Phú Quốc, mắc khén Tây Bắc, trà xanh, vỏ cam, hạt điều Bình Phước, gừng….

"Tuy nhiên, không phải tất cả thử nghiệm của Alluvia đều thành công. Còn nhớ hồi Covid-19 có phong trào kết hợp thanh long vào các thực phẩm khác nhau, như bánh mì – bánh tráng…Lúc đó, chúng tôi cũng đã thử kết hợp thanh long với chocolate, thành phẩm cuối cùng có màu rất đẹp nhưng hương vị lại không quá đặc sắc. Vậy nên, chúng tôi đã dừng lại dự án đó. Ngoài chocolate thanh dễ tiêu thụ, chúng tôi còn có chocolate kết hợp với trái cây như chuối - xoài và chocolate bọc các loạt hạt như macca - hạnh nhân, làm theo đơn đặt hàng quà tặng…", CEO Alluvia chia sẻ thêm.


***

SUÝT CHẾT VÌ COVID-19

Khác dự đoán của nhiều người, trong những năm đầu tiên khởi nghiệp, vợ chồng chị Điệp – anh Yến khá thận trọng, chỉ đi từng bước nhỏ. Mặc dù có xuất phát điểm cao, với tài chính tương đối mạnh sau gần 10 năm tích lũy, cùng nhiều mối quan hệ tốt, song những trải nghiệm khi làm nghề cũng cho anh chị biết khởi nghiệp hết sức khó khăn, sẩy chân một chút thôi là sẽ mất hết.

Alluvia bắt đầu bằng việc sản xuất bột ca cao, sau đó dần dần mới đầu tư máy móc từ châu Âu, cũng như tiến hành R&D để sản xuất chocolate. Dự định ban đầu của Alluvia là chỉ sản xuất và bán sỉ B2B, không tham gia vào bán lẻ B2C.

"Tuy nhiên, với đặc thù là chocolate thủ công, có giá bán ngang ngửa chocolate nhập khẩu, sản phẩm của chúng tôi rất khó tiêu thụ ở những siêu thị đại chúng bình dân, khiến cơ hội tiếp cận khách hàng Việt Nam của chúng tôi khá hạn chế. Còn ở những siêu thị cao cấp, có tệp khách hàng mục tiêu của Alluvia, chúng tôi cũng không có lợi thế cạnh tranh cụ thể vì không thể đến trực tiếp giới thiệu hương sắc riêng của mình với khách hàng.

Hơn nữa, nếu chỉ làm B2B, rất khó để Alluvia tiếp xúc trực tiếp với du khách quốc tế - một tệp khách hàng vô cùng tiềm năng khác", CEO Alluvia chia sẻ.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 10.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 11.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 12.

3 cửa hàng tiêu biểu của Alluvia tại TP.HCM, Hà Nội và Hội An.

Trước thực tế đó, năm 2018 - 2019, hai vợ chồng nhà sáng lập quyết định "tất tay" để mở liên tục gần 10 cửa hàng trên toàn quốc, đặc biệt là những thành phố du lịch trọng điểm. Số tiền đầu tư ấy là từ sổ tiết kiệm bao gồm tất cả số tiền bảo hiểm xã hội mà anh Hải Yến nhận được sau gần 20 năm đi làm. Mục tiêu ban đầu khi mở sổ tiết kiệm đó là muốn dành cho con trai đến khi 18 tuổi.

"Lúc đó, tôi nói vui với con trai đầu là nếu ba mẹ thành công với Alluvia thì sẽ bù cho con, còn nếu thất bại thì con sẽ không có gì cả", chị Điệp kể.

Đầu năm 2020, trong lúc các cửa hàng mới chập chững đi vào hoạt động, Covid-19 đã ập đến. Theo đó, ngoài việc đóng cửa nhà máy, đóng hệ thống showroom, Alluvia còn phải nhận hàng từ khắp nơi trả về do logistics đình trệ và đối tác B2B cũng phải đóng cửa. Cả công ty lâm vào cảnh 'phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí!'.

"Trời không tuyệt đường người khi chúng tôi gặp được nhiều người tốt và những nỗ lực xoay xở được đền đáp. Như đối tác in ấn của chúng tôi đã không đòi tiền hàng ngay lập tức mà cho khất nợ. Phải đến giữa năm 2022 chúng tôi mới xài được hết bao bì đã in ấn đầu năm 2020. Ngoài ra, nếu không có đơn hàng B2B đi Đài Loan trong năm 2021 đó, thì công ty chúng tôi có lẽ đã chết.

Trong Covid-19, chúng tôi cũng có một sáng kiến mà vẫn hoạt động hiệu quả cho tới tận bây giờ: thiết kế tour du lịch sinh thái thăm vườn ca cao, tham quan nhà máy, tham gia chế biến chocolate với Alluvia tại Chợ Gạo – Tiền Giang. Đây hoàn toàn là tour 'cây nhà – lá vườn', bởi ngay cả hướng dẫn viên cũng là nhân viên của nhà máy. Nhân viên nào rảnh thì dẫn khách đi tham quan vàtrải nghiệm, nếu không biết tiếng Anh thì dùng Google dịch", chị Điệp kể tiếp.

Hiện doanh thu của Alluvia đến từ ba nguồn, gồm du lịch sinh thái trải nghiệm làm chocolate, B2B và B2C. Mặc dù chi phí thuê đắt đỏ khi showroom của Alluvia luôn nằm ở các tuyến đường trọng điểm ở các thành phố du lịch lớn, nhưng nhờ tích hợp được nhiều dịch vụ trong một cửa hàng như trải nhiệm làm chocolate/quán cà phê, bán lẻ/sỉ ca cao-chocolate; hệ thống cửa hàng vẫn mang về lợi nhuận tốt.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 13.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 14.

Bên trong 1 cửa hàng của Alluvia tích hợp rất nhiều sản phẩm - dịch vụ.

***

CHÚNG TÔI KHÔNG ĐƯỢC PHÉP THẤT BẠI

Alluvia khá may mắn trải qua Covid-19 nhưng vẫn phát triển tương đối nhanh đúng kỳ vọng của cặp đôi nhà sáng lập này.

"Áp lực lớn nhất của vợ chồng tôi khi khởi nghiệp với Alluvia có lẽ là 'không được phép thất bại'. Chúng tôi khởi hành sự nghiệp kinh doanh riêng khi đã ngoài 30 tuổi và cũng đã bỏ ra tất cả những gì có thể, từ tài chính cho đến những nỗ lực không tưởng cho chocolate Việt Nam.

Nếu bạn khởi nghiệp lúc 20 tuổi, khi chưa có gia đình con cái nội ngoại, bạn thất bại vài lần cũng không sao; còn vợ chồng tôi thì không thể. Vậy nên, khi Covid-19 ập đến, ngoài lo lắng cho Alluvia – nhân viên – gia đình, chúng tôi còn có nỗi sợ hãi thường trực là có thẻ sẽ trắng tay ở tuổi 40", anh Nguyễn Hải Yến bày tỏ.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 15.

Vợ chồng Nhà sáng lập Alluvia hiện đang phải kiêm nhiệm rất nhiều vị trí quan trọng trong DN.

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 16.

Đội ngũ nhân sự của Alluvia tại nhà máy...

Founder DN chocolate lớn nhất miền Tây: Chocolate Việt Nam có cơ hội rộng mở trong ngách thủ công cao cấp ở thị trường toàn cầu - Ảnh 17.

....và cửa hàng.

Nhà sáng lập chia sẻ vẫn luôn có thách thức khiến anh phiền lòng là rất khó để thuê được nhân sự giỏi. Ngoài việc chưa thể trả lương thật cao, thì nơi làm việc ở 'vùng sâu vùng xa' Chợ Gạo – Tiền Giang, cũng khiến startup này rất khó trong việc tuyển được nhân tài ở các mảng khác nhau. Cho tới bây giờ, vợ chồng anh vẫn đang cùng nhau kiêm nhiệm nhiều vị trí quan trọng cho startup này, chị Điệp vừa là CEO vừa phụ trách mảng bán hàng & marketing, anh Yến thì vừa quản lý đội sản xuất vừa phụ trách mảng R&D

"Còn sở dĩ chúng tôi chọn Đông Nam Á để ưu tiên xuất khẩu hay mở cửa hàng bởi nó thuận lợi cho khâu logistics. Trong xuất khẩu, khó khăn nhát chính là các khâu như xúc tiến thương mại, tìm đối tác và khâu vận chuyển, vì chocolate phải đi container mát, nếu trong lúc vận chuyển không bảo đảm đủ điều kiện bảo quản, có thể khiến chocolate chảy nước hoặc giảm chất lượng", anh Nguyễn Hải Yến tiết lộ.

Ước mơ của hai nhà sáng lập là một lúc nào đó, khi người tiêu dùng thế giới muốn mua chocolate thủ công cao cấp, sẽ nghĩ đến chocolate Việt Nam như Alluvia đầu tiên. Những lời khen ngợi mà sản phẩm của Alluvia nhận được khi tham gia các hội chợ quốc tế đang khiến họ tin rằng, đây không phải là một nhiệm vụ bất khả thi.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM