Đừng như người Tây Ban Nha: Ngủ ít, làm nhiều nhưng lại kém hiệu quả!
Người Tây Ban Nha thường làm việc kém hiệu quả và căng thẳng hơn những người ở các nước châu Âu lân cận.
Người Tây Ban Nha ngủ ít hơn và làm việc nhiều nhưng lại kém hiệu quả hơn các nước láng giềng châu Âu. Không những không thu hút được các nhân tài ở nước ngoài mà hàng chục ngàn thanh niên giỏi giang của Tây Ban Nha còn ra nước ngoài để tìm việc. Đây cũng là nước có tỉ lệ học sinh bỏ học cao nhất châu Âu, đồng thời tỉ lệ sinh của Tây Ban Nha đang nhanh chóng đi vào tiêu cực vì già hóa dân số.
Từ lâu, Tây Ban Nha luôn được đánh giá là một nơi tuyệt vời để sống nhưng là một nơi làm việc khá tồi tệ. Ngày nay, khi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc, nhiều người may mắn có việc cảm thấy rằng họ phải làm việc cực nhọc hơn mà nhận được mức lương thấp và ít phúc lợi hơn.
Một cuộc khảo sát năm 2012 của Viện tư vấn toàn cầu cho thấy rằng phần lớn người dân ở các nước G8 tin rằng Tây Ban Nha thực sự là một nơi tuyệt vời để sống, nhưng lại là một nơi tệ nhất để đầu tư hoặc mua hàng chất lượng. Kết luận của bà rất đáng sợ: "Những lời sáo rỗng về Tây Ban Nha ít nhiều là đúng. Bất chấp khủng hoảng, đây vẫn là một nơi tuyệt vời để sống: khí hậu, thức ăn, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, hệ thống giáo dục cũng như cách mà con người tương tác với nhau. Ở đất nước này, bạn sẽ không phải chết trên đường hay tại cổng ra vào bệnh viện trong khi ở Hoa Kì là bạn có thể chết như vậy vì thiếu bảo hiểm y tế. Nhưng hãy thừa nhận điều này, môi trường làm việc rất tệ, chúng tôi không thực sự chuyên nghiệp trong công việc. Bạn sẽ thấy điều này qua tài xế taxi, cán bộ công chức, kỹ sư hàng không hay qua rất nhiều ngành nghề khác."
"Dù là con người hay máy móc thì đều không được tách rời nhau dẫn đến việc mâu thuẫn. Nhân viên hiếm khi được đưa ra những mục tiêu rõ ràng. Thay vào đó, họ chỉ chú trọng vào việc đáp ứng kịp thời hạn. Có những ngày làm việc dài quá bữa trưa. Sếp rất tầm thường, nhưng lại cư xử như mình là các vị thần. Ngoài ra, đây là đất nước mà mọi người muốn giàu có nhanh chóng, nơi mọi người lập kế hoạch và kịch bản, nơi mà liên lạc cá nhân và gia đình là tất cả, nơi mà mấy kênh truyền hình rác rưởi ảnh hưởng đến cái cách mà mọi người nghĩ họ nên làm để kiếm sống."
Tây Ban Nha đang đối mặt với chủ nghĩa lạm quyền, nghỉ làm không lý do, ít phúc lợi để tăng năng suất, cùng với việc ngại được khen ngợi và thưởng khi làm tốt. Năng suất lao động có thể tăng nếu thời gian làm việc hợp lý hơn. Mọi người không ngủ đủ giấc và họ thường không có thời gian để tận hưởng cuộc sống.
Theo báo cáo hằng năm của OECD năm 2013, Tây Ban Nha đứng ở vị trí thứ 13 trong tổng số 30 quốc gia về năng suất lao động, ngang bằng với Hy Lạp và Ý. Một khảo sát của ngân hàng BBVA cho rằng Tây Ban Nha đứng vị trí đầu tiên trong các vấn đề về xã hội: Số lượng bạn bè mà mỗi người có, thời gian ngoài đường và đi bar. Noya nói, đây là một điểm đáng chú ý bởi vì người Tây Ban Nha dành nhiều thời gian để liên lạc với bạn bè, gia đình trên mạng xã hội. "Ở Đức, một cuộc họp liên quan đến công việc thường kéo dài nửa tiếng, hoặc nhiều nhất là một giờ, nhưng ở đây, chúng tôi kéo dài đến 2 giờ, bởi vì chúng tôi còn bàn với nhau về thể thao, thời tiết và gia đình, …"
Đồng thời, hầu hết người Tây Ban Nha thừa nhận rằng họ dành nhiều thời gian để tán ngẫu với đồng nghiệp về những vấn đề không liên quan đến công việc và trả lời những email cá nhân hơn là dành thời gian với các đối tác. Một cuộc nghiên cứu kết luận rằng chỉ ⅓ người Tây Ban Nha là hài lòng với lượng thời gian mà họ có thể dành bên gia đình, so với mức 60% của các quốc gia khác.
Người Tây Ban Nha nghĩ rằng thời gian của họ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và văn hoá Địa Trung Hải. Nhưng không phải, múi giờ của Tây Ban Nha là một múi giờ độc nhất vô nhị. Bạn có biết tại sao trận đấu Champions League bắt đầu lúc 20h45 không? Bởi vì các nước còn lại của châu Âu ngưng làm việc lúc 18 giờ tối hoặc là sớm hơn. Sau đó họ đi mua sắm, ăn tối, cho con đi ngủ, dọn dẹp nhà cửa, và xong xuôi thì họ xem bóng đá. Khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, họ đi ngủ. Cùng vì lẽ ấy, khi các nhà điều hành và quản lý Tây Ban Nha trở về từ bữa trưa lúc 4 giờ chiều và bắt đầu gọi cho các đối tác châu Âu nhưng những người đó đã chuẩn bị về nhà rồi.
Ngoài việc yêu cầu Tây Ban Nha nên hoà nhập với thời gian của các nước còn lại châu Âu: dành 8 tiếng làm việc, 8 tiếng tận hưởng thời gian rảnh, và 8 tiếng đi ngủ, nhiều người cũng cho rằng Tây Ban Nha, cùng Pháp và Bỉ, nên chuyển sang múi giờ GMT phù hợp vị trí của họ trên kinh tuyến Greenwich: "Tôi từng có một quãng thời gian khủng khiếp với thời gian biểu của Tây Ban Nha, tôi tự hỏi tại sao họ không sử dụng múi giờ GMT, và tôi đã phát hiện ra rằng chính Franco đã đổi múi giờ của Tây Ban Nha và nó phù hợp với nhiều người Tây Ban Nha vì họ đảm nhiệm 2 công việc, 1 vào buổi sáng và 1 vào buổi chiều."
Trung bình người Tây Ban Nha ngủ ít hơn 53 phút so với các nước láng giềng, điều đó tác động đến năng suất lao động và tai nạn nghề nghiệp. Trẻ em ở Tây Ban Nha cũng không được ngủ đủ giấc. Thay vì tìm cách làm hết sức mình trong công việc, nền văn hoá của chúng ta chỉ làm cho người ta thấy mình đang làm việc.
Cũng có đề xuất tạo điều kiện cho các công chức nữ đã có gia đình có nhiều thời gian linh hoạt trong công việc hơn cũng như kết thúc giờ làm lúc 6 giờ. Tuy nhiên, rất khó để các doanh nghiệp tư nhân đồng ý điều này. Thêm nữa văn hoá làm việc trong thời gian kéo dài đã ăn sâu vào người dân Tây Ban Nha. Lẽ ra sau 6 giờ tối họ nên đi tập gym, học thêm một ngôn ngữ, hoặc là tìm thêm bạn mới.