Đừng hỏi vì sao ai cũng xa lánh bạn, hãy tự hỏi mình xem có phải bạn đã phạm phải 3 sai lầm này hay không

25/02/2023 16:45 PM | Sống

Đối với bất kỳ vấn đề gì, hãy học cách khách quan nhìn nhận bản chất sự việc. Thay vì bắt người khác phải chấp nhận mình, tốt hơn hết bạn nên tìm nguyên nhân từ chính mình và sửa đổi.

Đối với bất kỳ vấn đề gì, hãy học cách khách quan nhìn nhận bản chất sự việc. Thay vì bắt người khác phải chấp nhận mình, tốt hơn hết bạn nên tìm nguyên nhân từ chính mình và sửa đổi.

Cái gì cũng phải có nguyên nhân của nó, nếu một người bị một vài người bài xích thì vấn đề có thể nằm ở nhóm người đó, nhưng nếu họ bị toàn xã hội xa lánh thì có lẽ chúng ta nên xem xét lại vấn đề trên người họ rồi. Dưới đây là 3 hành vi dễ khiến người khác chán ghét nhất, xem xem bạn có không, nếu có hãy kịp thời sửa đổi nhé!

1. Thích làm thầy người khác

Có nhiều người rất thích truyền bá lại kinh nghiệm của họ một cách rất thiếu EQ, mà dân gian hay nói dễ hiểu là "dạy đời". Thực ra không phải là họ không biết gì, ngược lại có thể họ đã dành phần lớn cuộc đời mình để nỗ lực và đạt được không ít kinh nghiệm quý báu, chỉ là cách mà họ truyền dạy lại cho người khác quá hống hách và tiêu cực mà thôi.

Cũng có một số người thuộc dạng cố chấp, những kinh nghiệm mà họ truyền đạt có thể đều đã quá lỗi thời rồi, nhưng họ vẫn không chấp nhận tiếp thu ý kiến của người khác, mà cứ ôm khư khư cái thùng mục nát của mình, ép buộc người ta phải chấp nhận quan điểm của họ.

Vào thời Chiến Quốc, triết gia Mạnh Tử đã đến nước Tề, chuẩn bị thực hiện một nỗ lực lớn để thúc đẩy tư tưởng "chính phủ nhân từ là vô địch". Mạnh Tử nói với Tuyên Vương: "Người làm Vua phải là một người phải có phẩm chất cao, được nhân dân yêu mến, nên trở thành kiểu hình mẫu mực của thời đại."

Tuy nhiên, trong thời đại 7 nước tranh bá chủ, thì việc làm vua như thế nào mới tốt vẫn là một vấn đề nan giải. Tề Tuyên Vương hỏi: "Làm thế nào để xưng bá?"

Mạnh Tử nói: "Ta sẽ không chỉ dạy điều đó. Bày binh bố trận, dẫn quân đánh chiếm chính là một tội ác."

Mặc dù ý tưởng của Mạnh Tử rất hay, nhưng rất khó để quân vương thời đó có thể chấp nhận. Sau đó Tề Tuyên Vương đã ban cho Mạnh Tử một trăm lượng vàng rồi đuổi ông đi.

Mạnh Tử xúc động nói: "Điều tối kỵ của con người là thích làm thầy của người khác."

Làm thầy cho người khác là điều rất cấm kỵ. Càng trưởng thành, bạn sẽ càng cần hiểu rõ sự thật này. Xã hội thiện ác lẫn lộn, mỗi người đều có nghề nghiệp và tư tưởng khác nhau. Nếu bạn muốn nói sự thật với người khác, và có ý định áp đặt tư tưởng của mình lên người khác, thì dù bạn có chủ ý tốt, bạn vẫn sẽ bị chán ghét.

Chúng ta đều là những người bình thường, làm sao có điều gì vĩ đại đáng để "dạy" người khác chứ? Thỉnh thoảng nói về kinh nghiệm cũng ổn, nhưng bạn nên nhớ, người khác không nghe cũng không sao, đừng bao giờ ép buộc họ.

Đừng hỏi vì sao ai cũng xa lánh bạn, hãy tự hỏi mình xem có phải bạn đã phạm phải 3 sai lầm này hay không - Ảnh 1.

2. Tự cao tự đại, coi thường người khác

Mọi người có thể thấy rõ vấn đề này trong môi trường công sở, nơi mà ai cũng có những chức cấp riêng. Những người có chức vụ cao thì thứ bậc cũng sẽ cao hơn.

Có một số người trong công sở rất thích nghe những lời tâng bốc, họ cho rằng những lời nói đó có thể giúp bản thân nâng cao giá trị. Do đó mà sản sinh ra một số ảo tưởng. Khiến cho họ luôn cảm thấy mình cao hơn người, từ đó thái độ đối với mọi người cũng khác đi và sinh ra sự xa cách về thứ bậc.

Nếu bạn tự nâng mình lên, người khác sẽ coi thường bạn. Khi Mạnh Tử mới đến nước Tề, Tề Tuyên Vương đã sai người mời Mạnh Tử vào triều đàm đạo.

Sứ giả nói: "Đại Vương đang bị cảm, không thể ra gió, nếu không Đại Vương đã đích thân đến để mời ngài."

Mạnh Tử đáp: "Thế ta cũng bệnh rồi, hôm khác lại đàm đạo."

Sứ giả quay lưng bỏ đi, Mạnh Tử liền đến nhà đại phu Đông Quách để dự tang lễ, thật ra ông không bị bệnh gì cả. Tề Tuyên Vương thì không biết ý Mạnh Tử, bèn sai người đem thuốc, mời ngự y đến xem cho Mạnh Tử. Mạnh Tử thấy vậy vô cùng lúng túng, trốn trong nhà một người tên là Kinh Sửu, không dám ra ngoài.

Lên mặt làm giá, ai cũng có thể làm được, nhưng vấn đề là làm như thế có ý nghĩa gì? Làm người phải biết khiêm cung, kẻ có trí tuệ thì lên được, cũng phải xuống được.

Đặc biệt là khi bạn đến nhà họ hàng, bạn bè ở quê, những người có vẻ như không có cuộc sống "cao cấp" như bạn thì càng nên khiêm tốn, đừng khoe khoang lương bổng, nghề nghiệp, đừng nói chuyện bao đồng hay thể hiện gia thế bản thân. Bởi vì, luôn có những người về già vẫn phải sống trong cảnh nghèo khó, dù cho họ đã làm việc chăm chỉ cả đời. Không phải ai cũng có được may mắn như bạn, vì thế khiêm cung cũng chính là từ bi và thấu hiểu.

Như câu: "Lùi lại một bước, trời cao biển rộng."

Thời nay, xã hội bình đẳng văn minh, mọi người nên đối xử lẫn nhau bằng thái độ tôn trọng.

Đừng hỏi vì sao ai cũng xa lánh bạn, hãy tự hỏi mình xem có phải bạn đã phạm phải 3 sai lầm này hay không - Ảnh 2.

3. Tùy tiện, ăn nói và hành vi không cẩn trọng

Có một loại người rất phổ biến, dễ khiến người khác chán ghét, đó là loại người tùy tiện trong hành động và ăn nói vô duyên, thiếu suy nghĩ. Ví dụ như khi ngắm hoa, một số người còn bước vào ruộng của người ta và dẫm đạp lên những khóm hoa chỉ để chụp vài bức ảnh sống ảo.

Cuộc sống tự do thực sự rất đẹp. Nhưng bạn phải nhớ rằng, bạn không được vịn vào cái cớ "tự do" đó để tổn hại vạn vật và người khác.

Tuân Tử từng nói: "Người quân tử uyên bác, mỗi ngày sẽ tự kiểm điểm bản thân 3 lần."

Nếu buông thả bản thân sẽ dễ phạm phải các chuẩn mực đạo đức, thậm chí là phạm pháp. Sẽ không ai thích một người mỗi khi nói chuyện và hành động đều gây tổn thương cho mình, có đúng không nào?

Nói chung, về lời ăn tiếng nói, bạn phải nói một cách có chọn lọc, không nên chỉ mở miệng nói mà không suy nghĩ. Trước khi nói hay hành động thì nên suy nghĩ trong ít nhất ba phút, dù cho sự việc đó có gấp rút đến đâu thì chí ít bạn cũng nên dành cho nó 3 giây để suy nghĩ lại. Khi đó, mặc dù tốc độ nói của bạn sẽ chậm lại, nhưng nó sẽ cho người nghe một cảm giác trầm ổn, trí tuệ, hiệu quả giao tiếp cũng sẽ được nâng cao, giảm thiểu những lời vô tình xúc phạm đối phương.

Về đạo đức, Chúng ta phải tôn trọng những người dưới đáy xã hội, đồng thời giúp đỡ họ khi thích hợp. Nếu không làm được những điều này thì ít nhất bạn cũng nên hiểu cho sự khó khăn của người khác.

Về tư tưởng, một trí giả, sẽ luôn học cách quan sát thay vì can thiệp vào cuộc sống của người khác. Tất nhiên, đôi khi chúng ta có thể trao đổi kinh nghiệm cho nhau, Nhưng đừng làm nhiều hơn những gì trong phạm vi mình có thể xử lý.

Trần Anh

Cùng chuyên mục
XEM