Đừng chủ quan, 6 thói quen ăn lẩu này đang âm thầm gây hại thận của bạn!

11/12/2024 23:00 PM | Sức khỏe

Mặc dù lẩu được xem là món ăn lành mạnh hơn so với các món chiên, nướng, nhưng nếu không cẩn thận, lẩu vẫn có thể gây hại cho thận.

Lẩu là món ăn được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu như thịt, rau, hải sản, đậu, xúc xích, nước dùng… nên lượng calo trong món ăn này bằng tổng calo trong tất cả các nguyên liệu cộng lại. Theo các chuyên gia, năng lượng trong một nồi lẩu cơ bản truyền thống là 900-1.500kcal.

Tuy lẩu là phương pháp nấu bằng nước sôi và trông có vẻ lành mạnh hơn so với các món chiên, nướng ở nhiệt độ cao nhưng nếu không cẩn thận, bạn vẫn có thể mắc phải những sai lầm gây hại cho thận. Dưới đây là 6 thói quen xấu phổ biến khi ăn lẩu mà nhiều người thường mắc phải có thể vô tình làm hại thận.

Thích nước sốt đậm đà 

Bản chất lẩu là món ăn chứa đầy calo, dầu, muối và đường. Không chỉ vậy, nhiều người còn thích sử dụng các loại nước sốt đậm đà để chấm thịt, cá nhúng lẩu gia tăng hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, thói quen này dẫn tới hấp thụ hàm lượng natri cao - đây là chất có hại nhất cho thận. 

Nguyên tắc lựa chọn nước sốt được khuyến nghị là "càng loãng càng tốt, tránh mùi thơm nồng". Ví dụ, bạn có thể sử dụng nước tương loãng, giấm đen và giấm trắng thêm tỏi băm, rau mùi, hành tây thái nhỏ. 

Lẩu cay là món được nhiều người yêu thích nhưng nước dùng thường chứa nhiều gia vị và nguyên liệu có hàm lượng chất béo cao.

Thích ăn lẩu cay

Lẩu cay là món được nhiều người yêu thích nhưng nước dùng thường chứa nhiều gia vị và nguyên liệu có hàm lượng chất béo cao như sốt trà cát, bột cà ri, phô mai, bơ và bột đậu. Đây là loại nước dùng giàu natri và chất béo bão hòa, có thể cung cấp tới 800 calo, tương đương 3 bát cơm trắng. Đặc biệt, chỉ với hai bát nước lẩu cay, bạn đã nạp vào cơ thể tới 4.942 mg natri cùng với lượng lớn chất béo và gia vị chế biến sẵn. Thói quen này không chỉ gây áp lực cho thận mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe tổng thể.

Ăn thỏa sức 

Theo thống kê, một bữa lẩu ăn thỏa thích có thể khiến bạn hấp thụ tới 3.900 calo, tương đương với lượng calo của 14 bát cơm trắng, vượt xa mức khuyến nghị 700 calo cho bữa trưa hoặc bữa tối của người lớn. 

Ngoài ra, lượng natri trong bữa lẩu ăn thỏa thích có thể lên tới 6,6g (lượng khuyến nghị chỉ là 2g). Khi ăn lẩu nóng, bạn dễ khát nước và thích dùng đồ uống có đường hoặc bia. Điều này không chỉ gây hại cho thận mà còn có nguy cơ dẫn tới bệnh gout.

Đun lẩu quá 90 phút làm tăng nồng độ nitrit trong nước dùng, có thể gây ngộ độc hoặc hình thành chất gây ung thư.

Ăn lẩu trong thời gian quá lâu

Đun lẩu quá 90 phút làm tăng nồng độ nitrit trong nước dùng, có thể gây ngộ độc hoặc hình thành chất gây ung thư. Nên tránh đun nước lẩu quá lâu và hạn chế uống nước lẩu sau 30 phút đun.

Không phân biệt đồ dùng cho thực phẩm sống và chín

Sử dụng chung đũa, thìa cho thực phẩm sống và chín hoặc không có dụng cụ riêng biệt có thể gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm dạ dày ruột. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn tạo áp lực lớn cho thận.

Ăn thêm mì, miến vào cuối bữa

Dù đã đầy bụng nhưng một số người vẫn có thói quen kết thúc bữa lẩu bằng bát miến, mì chan nước dùng. Ngoài việc hấp thụ quá nhiều calo, húp thêm nước lẩu cũng khiến thận tăng áp lực xử lý lượng gia vị, đặc biệt là muối. 

Mang nước lẩu thừa về làm đồ ăn khuya

Nhiều người có thói quen đóng gói nước lẩu thừa để nấu ăn khuya. Tuy nhiên, nước lẩu để lâu có thể chứa vi khuẩn.

Theo Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM