Dùng 1 thìa muối để làm việc này mỗi tối, cơ thể sẽ thay đổi bất ngờ chỉ sau vài tuần
Công dụng của muối trong cách chăm sóc sức khỏe thì có rất nhiều. Việc dùng muối để ngâm chân được xem là một giải pháp quan trọng của Đông y để nâng cao sức khỏe, dưỡng sinh.
Đông y quan niệm, chân là trái tim thứ 2 của cơ thể. Ngâm chân đã tốt, ngâm chân với nước muối lại càng tốt hơn. Điều này vẫn được nhiều người coi là phương châm dưỡng sinh không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
Giáo sư Lý Văn Hải, Học viện Trung Y Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng, việc ngâm chân buổi tối là vô cùng quan trọng và hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt là vào thời điểm 9 giờ tối và kéo dài tối thiểu từ 1-2 tuần hoặc duy trì lâu dài.
Trong khoảng thời gian này, thận hoạt động ở mức thấp nhất, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm. Nếu ngâm chân sẽ nâng nền nhiệt cơ thể lên, làm giãn nở các mạch máu, tăng cường sự linh hoạt của huyết mạch, giúp cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, sau một ngày dài làm việc vất vả, căng thẳng, cơ thể đã đến lúc cần nghỉ ngơi thật sự. Nếu ngâm chân, thư giãn toàn bộ vùng chân sẽ làm cho cơ thể thêm một lần được thả lỏng. Đây cũng là giải pháp giúp bạn có được một giấc ngủ nhanh và sâu nhất.
Những lợi ích tuyệt vời của việc ngâm chân nước muối
1. Hạ hoả, tăng cường thể chất
Ngâm chân nước muối có tác dụng hạ nhiệt, làm mát máu, giải độc và nhiều công dụng khác. Những người dễ bị nổi nóng hay bị nóng trong có thể thử cách này để làm mát cơ thể.
2. Thư giãn thần kinh, giúp ngủ ngon
Nhiều người thường gặp vấn đề với giấc ngủ khi bước vào tuổi trung niên, nhưng nếu dùng nước ấm và muối để ngâm chân đều đặn sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tốt hơn.
Nước ấm và muối sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.
3. Bổ thận, làm chậm quá trình lão hóa
Ngâm chân nước muối ấm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể khiến cho các thành phần hoạt chất có trong nước muối thẩm thấu vào trong thận và nội tạng, từ đó đạt được hiệu quả bổ thận.
Dùng muối ngâm chân còn có thể loại bỏ khí hàn lạnh tích tụ trong cơ thể, đồng thời nếu cho thêm những viên đá sỏi vào để mát-xa chân, sẽ còn giúp tăng hiệu quả giấc ngủ và phòng ngừa lão hóa, điều trị cảm lạnh. Thậm chí còn được xem là giải pháp hỗ trợ tăng cường trí nhớ, thư giãn đầu óc.
4. Loại bỏ tế bào chết, khử mùi hôi
Muối vốn có tính năng sát khuẩn, do đó dùng dung dịch nước muối ngâm chân cũng mang lại tác dụng tương tự.
Muối có tác dụng loại bỏ lớp sừng hay tẩy tế bào chết, khi cho muối vào nước nóng và ngâm chân, có thể lợi dụng sức nóng của nước để tăng cường tẩy tế bào chết.
Việc ngâm chân không chỉ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn mà còn là cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với mùi hôi chân.
Lưu ý khi ngâm chân
Thời điểm ngâm chân cũng phải chú ý, phải đợi ít nhất 1 tiếng sau khi ăn bạn mới nên ngâm. Bởi vì sau bữa cơm, máu trên cơ thể đổ về hỗ trợ dạ dày tiêu thụ thức ăn, nếu ngâm chân ngay thì lưu lượng máu sẽ phải phân tán sang bên hai chân điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu. Thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút.
Nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40 ℃ ~ 45 ℃, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân. Nếu là bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế, nhiệt độ không quá 40 ℃.
Người có bệnh tim mạch, người cao tuổi thì cần phải cẩn thận, không ngâm chân quá lâu, nếu thấy thấy tức ngực, chóng mặt, nên dừng việc ngâm chân để nghỉ ngơi. Nếu có những bất thường rõ ràng khác thì không nên tiếp tục liệu pháp này mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
Người bệnh tiểu đường không nên lạm dụng ngâm chân vì da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu chân có vết thương, viêm loét thì không ngâm.