Đồng sáng lập của Grab: Uber đi rồi nhưng ở Đông Nam Á vẫn còn nhiều đối thủ lắm!
Jek có thể đang được coi là đối thủ cạnh tranh rõ ràng nhất của Grab trong thị trường Đông Nam Á, Grab cho biết Grab thực ra đang phải đối chọi lại với những thế lực cơ bản hơn.
Grab có thể đã mua được vị thế thống lĩnh tại thị trường Đông Nam Á sau khi mua lại hoạt động kinh doanh của Uber trong khu vực, tuy nhiên công ty vẫn tin rằng còn có nhiều đối thủ cạnh tranh, dù cho người tiêu dùng có thể chưa thấy được điều đó.
Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng tại Singapore (CCCS) vào tuần trước đã bày tỏ sự lo ngại rằng sự kết hợp giữa Uber và Grab có thể sẽ làm hại đến người tiêu dùng, và rằng sự thiếu cạnh tranh sẽ dẫn đến giảm thiểu sự đổi mới. Cơ quan giám sát CCCS đang trong quá trình điều tra thoả thuận giữa Grab và Uber, và từ đó họ có thể phạt hai công ty này, hoặc thậm chí có thể phá bỏ thoả thuận của hai công ty tại Singapore.
Dù mối hiểm hoạ đang tới gần, nhà đồng sáng lập của Grab, Hooi Ling Tan đã chia sẻ với khán giả tại hội thảo Rise ở Hồng Kông rằng thị trường nói chung và thị trường cho thuê xe nói riêng vẫn còn khá cạnh tranh tại Đông Nam Á, kể cả khi Uber đã thoát khỏi thị trường này.
Đồng sáng lập của Grab, Hooi Ling Tan
Tan chia sẻ: "Hiện vẫn còn nhiều đối thủ cạnh tranh, và chúng tôi không nghĩ rằng điều này sẽ sớm kết thúc... và thành thực mà nói, chúng tôi không muốn sự cạnh tranh kết thúc bởi vì chúng tôi muốn tiếp tục được học hỏi từ họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục học hỏi từ những người chơi khác, những người có những chiến thuật điều hành riêng của họ."
Go-Jek, công ty tỷ đô mà đang chiếm ưu thế tại Indonesia hiện đang muốn mở rộng trong khu vực để lấp đầy khoảng trống mà Uber đã để lại. Mặc dù Go-Jek có thể đang là đối thủ cạnh tranh rõ ràng nhất của Grab, Tan cho biết Grab thực ra đang phải đối chọi lại với những thế lực cơ bản hơn.
Tan cho biết: "Kể từ ngày đầu tiên, đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi chưa bao giờ là những ứng dụng cho thuê xe khác, mà thực chất lại chính là những cánh tay của người tiêu dùng, những cánh tay vẫy gọi taxi trên đường. Thị trường đó thật là khổng lồ, và chúng tôi đang cố cung cấp một dịch vụ thay thể cho nó bởi vì như hiện tại, nó không thực sự là hiệu quả."
Tuy nhiên, CCCS, cơ quan giám sát của Singapore lại không đồng ý với ý kiến này. Tuần trước, họ đã bày tỏ lo ngại rằng không có ứng dụng gọi taxi nào có thể đối đầu với Grab, và rằng có một rào chi phí và hiệu ứng mạng đang ngăn chặn những người chơi mới, không cho họ được cạnh tranh công bằng. Sự thiếu cạnh tranh đã khiến cho Grab có thể tăng giá, mặc dù Grab từ chối điều này.
Tan đã không bình luận trực tiếp về những lời bình luận của CCCS, nhưng bà cũng đã cho biết rằng việc chỉnh đốn lại thị trường cho thuê xe sẽ là một quá trình phức tạp.
Thương vụ hợp tác giữa Grab và Uber có thể đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Về điều này, bà Tan bình luận: "Quan hệ đối tác với họ là hợp tình hợp lý với chúng tôi bởi vì chúng tôi coi Uber như là một đối tác thực thụ vậy. Lấy ví dụ như, họ đã giúp chúng tôi nhiều lắm. Họ có Uber Eats ở Đông Nam Á, cái mà chúng tôi đã không có. Và kể từ khi chúng tôi giúp tiếp quản hoạt động của họ, chúng tôi đã giúp họ mở rộng nó ra từ 2 quốc gia lên đến 6 quốc gia vào thời điểm hiện tại và còn có nhiều kế hoạch để mở rộng ra nữa."
"Họ cũng đã có bí quyết công nghệ tốt nhất, từ công nghệ bản đồ cho đến những công nghệ mở rộng cơ sở hạ tầng cơ bản, đó là những thứ mà chúng tôi vẫn tiếp tục học hỏi từ họ."
Tan cũng chia sẻ rằng Uber và Grab đang học hỏi lẫn nhau về cách mà doanh nghiệp của đối phương phát triển, và từ đó, Grab đã không chỉ còn là một ứng dụng gọi taxi nữa mà đã trở thành một "siêu ứng dụng," tích hợp cả những dịch vụ của bên thứ ba. Uber cũng đã bắt đầu cho thuê xe máy sau khi mua lại Jump Bike, nhưng họ sẽ còn phải mất một khoảng thời gian nữa để có thể mở rộng ra những dịch vụ không liên quan đến vận tải, như cách mà Grab đã làm với mảng dịch vụ thanh toán và dịch vụ tài chính.
Grab cũng đã kêu gọi được 1 tỷ USD từ Toyota vào tháng trước, và đó cũng là một trong những động thái đầu tiên của Grab để hỗ trợ chiến lược "siêu ứng dung" tại Đông Nam Á.
Tham khảo TechCrunch