Đôi vợ chồng 5 năm tiết kiệm hơn 3,4 tỷ đồng: Bài học lớn không chỉ về tiền bạc

26/05/2022 20:20 PM | Kinh doanh

“Tôi không quan tâm đến ý kiến ​​của người khác. Đó là cuộc sống của vợ chồng tôi lựa chọn" - người vợ lên tiếng.

Cách đây không lâu, tin tức về ​​một cặp vợ chồng lao động nhập cư ở Thượng Hải trong 5 năm tiết kiệm được 1 triệu tệ (khoảng 3,4 tỷ đồng) đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Trong một chương trình, người vợ đã kể lại quá trình tiết kiệm tiền của hai người họ. Ví dụ, người chồng sẽ tự mình bảo dưỡng và thay nhớt cho chiếc xe ô tô, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc ra tiệm. Và bản thân cô đã không đến tiệm cắt tóc trong hai năm, mua 5 chiếc áo phông trắng cùng kiểu và hầu như ngày nào cũng mặc chúng.

Ví dụ khác về thực phẩm, họ chỉ chọn dự trữ một số thực phẩm có hạn sử dụng thật lâu. Bằng cách tiết kiệm này, nếu như thông thường mỗi năm sẽ phải tốn 50.000 tệ (khoảng 173 triệu đồng) tiền đồ ăn dự trữ, thì chi phí chỉ còn lại khoảng 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng), tiết kiệm được 30.000 tệ (103 triệu đồng). Cuộc sống đối với hai vợ chồng họ là như vậy. Tiêu những gì nên tiêu, tiết kiệm những gì cần tiết kiệm và việc lập kế hoạch cẩn thận cho cuộc sống sẽ cho phép họ biết cách tiêu tiền của mình.

Đôi vợ chồng 5 năm tiết kiệm hơn 3,4 tỷ đồng: Bài học lớn không chỉ về tiền bạc - Ảnh 1.

Người vợ chia sẻ về cuộc sống tiết kiệm của đôi vợ chồng

Ngay lập tức, những chia sẻ của người vợ đã nhận được rất nhiều ý kiến với nội dung tranh cãi như:

“Sống tằn tiện như vậy mà chỉ tiết kiệm được 1 triệu tệ?”

“Chi phí sinh hoạt tiết kiệm theo kiểu vợ chồng nhà này cũng ngang ngửa chi phí của gia đình bình thường.”

“Kiểu tiết kiệm có vẻ hiệu quả nhưng lại không có chút hiệu quả nào.”

Sau đó, người vợ cũng đã lên tiếng trên trang mạng xã hội của mình rằng: “Tôi không quan tâm đến ý kiến ​​của người khác. Đó là cuộc sống của vợ chồng tôi lựa chọn. Còn bạn, hãy cứ sống một cuộc đời phù hợp với bản thân, vì cuộc sống là của chính bạn.”

Tôi đã từng được nghe một câu chuyện. Một cặp vợ chồng có cuộc sống hôn nhân rất hạnh phúc, nhưng kể từ khi tham gia cuộc họp lớp, mối quan hệ của họ lại rạn nứt. Tại bữa tiệc, người vợ đã nhìn thấy một số bạn học từng bị điểm kém, nhưng giờ họ lại đang làm tốt hơn mình. Người lái Mercedes-Benz và BMW, người lại sở hữu nhiều khối bất động sản, một số người lại có con học ở các trường trọng điểm.

Sau bữa tiệc, người vợ bắt đầu so sánh và cô ấy cảm thấy cuộc sống của người khác thật sung túc và tràn đầy hy vọng, trong khi cuộc sống của chính cô ấy lại buồn tẻ như nước sôi. Vì vậy, cô bắt đầu cằn nhằn rằng chồng cô không có động lực, không thể kiếm được nhiều tiền, không thể mua nhà lớn và không thể lái xe xịn. Một đêm, cô ấy còn ném chiếc gối vào người chồng trong khi mắng mỏ, và mối quan hệ giữa hai người cuối cùng cũng đến giới hạn.

Cho đến một hôm, khi người vợ đang trên đường đi làm về, thấy một người bạn cùng lớp lái xe BMW đến dự tiệc, cô ấy muốn chào hỏi nhưng lại thấy tay người bạn kia đang kéo theo đứa con bị tật bẩm sinh. Một người bạn cùng lớp nói với người vợ rằng: “Tôi thực sự ghen tị với bạn, chồng bạn chu đáo và con bạn thông minh. Nếu có cơ hội, tôi sẽ đưa tất cả số tiền đó để đổi lấy sức khỏe bình thường của con tôi.” Lúc này, cô mới hiểu rằng khi cô đang ghen tị với người khác, cô lại đang là đối tượng được nhiều người ghen tị.

Đôi vợ chồng 5 năm tiết kiệm hơn 3,4 tỷ đồng: Bài học lớn không chỉ về tiền bạc - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Như vậy, chỉ bằng cách che chắn thông tin nhiễu của năng lượng tiêu cực bên ngoài, chúng ta mới có thể tập trung thực hiện những kế hoạch quan trọng hơn trong cuộc sống. Nếu bạn để ý quá nhiều tới xung quanh, bạn sẽ chỉ nhận được sự trống rỗng và kiệt sức, ngày càng xa mục tiêu của mình. Chỉ khi biết cách chắt lọc những thông tin phức tạp một cách có chọn lọc và để bản thân có thời gian suy nghĩ sáng suốt, thì chúng ta mới thực sự có một cuộc sống của riêng mình.

Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy một người nhận được 34G thông tin mỗi ngày, bằng 1/6 thông tin có thể được xử lý trong đời. Nói cách khác, chúng ta tiếp xúc với quá nhiều thông tin mỗi ngày, và nó không hữu ích, thậm chí có hại. Năng lực não bộ có hạn, việc tiếp thu thông tin trí nhớ cũng bị hạn chế, khi chúng ta cảm thấy đau đầu là do không đủ sức để lọc những thông tin không hợp lệ, đồng thời não không đủ năng lượng và khả năng xử lý thông tin hợp lệ.

Vì vậy, nên chắt lọc thông tin, việc nên quên thì hãy quên. Hãy học cách chặn những tương tác xã hội kém hiệu quả, không để ý đến cuộc sống của người khác và biết cách lọc những thông tin tiêu cực để có thêm thời gian hoàn thiện bản thân.

Theo Cô Chang

Cùng chuyên mục
XEM