Đôi lúc, bạn nên bỏ cuộc: Triết lý biến thất bại thành thành công của Nhà sáng lập Slack & Flickr, doanh nhân nào cũng nên học hỏi
Bằng cách phân tích những câu chuyện của những công ty thành công này, chúng ta có thể tìm thấy những bài học quý giá cho những ai đang muốn chuyển hướng kinh doanh.
Stewart Butterfield có thể không phải là một cái tên quen thuộc như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, hầu như tất cả mọi người trong ngành công nghệ đều đã nghe nhắc đến Slack và Flickr. Cái trước là ứng dụng tin nhắn, cái sau là một ứng dụng chia sẻ ảnh.
Một điểm chung của 2 công ty này - ngoài việc được đồng sáng lập bởi Butterfield chính là: những công ty trị giá hàng triệu đến hàng tỷ USD này đã mở ra một thị trường không hề tồn tại trước khi chúng xuất hiện. Đặc biệt hơn, chúng được sinh ra từ những trò chơi điện tử thất bại.
Đừng sợ thay đổi
Bạn đã biết Flickr, nhưng bạn đã bao giờ nghe ai đó nhắc đến Game Neverending chưa?
Game Neverending là trò chơi điện tử đầu tiên của Butterfield cho phép người chơi chia sẻ đồ vật và đạo cụ với nhau. Về mặt công nghệ, đây là một ý tưởng rất tiên tiến, nhưng năm 2004 thì chẳng có ma nào chơi game trên internet cả.
Khi Internet đã trở nên phổ biến trở lại và Butterfield sớm nhận ra rằng giao diện trò chơi điện tử thực sự có thể được sử dụng để trao đổi ảnh một cách hiệu quả. Do đó, họ đã chuyển hướng.
Là ứng dụng chia sẻ ảnh duy nhất vào thời điểm đó, Flickr trở thành nền tảng được đề xuất rộng rãi bởi Google, Blogspot và khá nhiều trang web hỗ trợ ảnh.
Chỉ sau một năm, Yahoo đã mua lại Flickr với giá khoảng 35 triệu USD. Flickr tăng trưởng với tốc độ chưa từng có bởi vì công ty không bị mắc kẹt trong ý tưởng về game điện tử. Họ nhìn thấy cơ hội trên thị trường và không ngần ngại chuyển hướng.
Nhưng cũng đừng từ bỏ giấc mơ của bạn!
Nghe có vẻ hơi sáo rỗng, nhưng đó là sự thật.
Game Neverending, bước đi đầu tiên của Butterfield trong mảng trò chơi điện tử, đã thất bại. Tuy nhiên, khi đội ngũ Flickr rời khỏi Yahoo năm 2009, tất cả bọn họ quyết định... thành lập một công ty trò chơi điện tử khác.
Welcome Glitch, một trò chơi điện tử dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ của nhiều người chơi. Không giống như các game khác trên thị trường, trọng tâm của Glitch là trải nghiệm thế giới khác với các trò chơi chiến đấu thông thường. Lần này, vì trò chơi trên internet phổ biến hơn, họ đã có thể huy động được hơn 17 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm và thu hút các lập trình viên từ các công ty công nghệ khổng lồ khác.
Như họ nói, nếu bạn thất bại, hãy thử lại. Hoặc, chuyển hướng trước, rồi thử lại.
Đôi lúc, tốt nhất là bạn nên bỏ cuộc
Tôi chắc rằng bạn đã nghe nói về ngụy biện chi phí chìm. Đó là hành động tiếp tục một hành vi quá khứ chỉ vì các nguồn lực mà chúng ta đã sử dụng trước đây (tức là bạn đã dành thời gian và tiền bạc cho một dự án kinh doanh, do đó, bạn cho rằng mình không thể từ bỏ nó được). Cùng với tâm lý phổ biến ngày nay: "Kẻ bỏ cuộc không bao giờ thắng", nó trở thành một thực tế nguy hiểm mà hầu như tất cả chúng ta đều mắc phải.
Stewart Butterfield có thể biến những thất bại thành hai công ty vĩ đại vì ông sẵn sàng từ bỏ. Glitch đã đốt hơn 10 triệu USD để phát triển. Khi Butterfield nhận ra rằng cơ sở khách hàng của mình không đủ rộng và sản phẩm của ông ấy không thích hợp để thành công, thay vì gắn bó với nó, Butterfield đã đóng cửa công ty trò chơi điện tử thứ hai của mình.
Nhờ đóng cửa Glitch trước khi tất cả các nguồn lực bị tiêu hết, ông có đủ vốn để hỗ trợ cho các nhân viên trước đây của mình và hỗ trợ cho Slack, kết quả là thành công vang dội.
Điều quan trọng là phải vạch ra ranh giới giữa việc không bỏ cuộc khi có trở ngại và biết khi nào mình nên đưa ra quyết định thông minh: từ bỏ và phân bố nguồn lực vào việc khác.
Hãy nhớ rằng: hướng thay đổi hoàn hảo có ở xung quanh bạn.
Tôi chắc rằng bạn đã nghe nói về Slack. Ứng dụng nhắn tin hàng tỷ đô mà hầu hết mọi công ty đều sử dụng làm hình thức liên lạc chính, đặc biệt là trong suốt thời gian đại dịch.
Sự thật thú vị: Slack chưa bao giờ được dự tính sẽ trở thành một sản phẩm. Nó chỉ đơn giản là một nền tảng nhắn tin mà nhóm của Butterfield đã phát triển để liên lạc nội bộ khi làm việc trên Glitch.
Cuối cùng khi Glitch ngừng hoạt động, những người đồng sáng lập đã nhận ra sản phẩm tuyệt vời mà họ có sẵn. Họ đột nhiên nhận ra rằng nền tảng nhắn tin mà mình sử dụng làm liên lạc công ty thực sự hiệu quả hơn mọi nền tảng khác trên thị trường.
Trong vòng hai tuần sau khi dỡ bỏ Glitch, nhóm của Butterfield đã đưa công ty trở lại. Tuy nhiên, lần này không phải là trò chơi điện tử, mà thay vào đó là công cụ nội bộ được chú trọng hàng đầu của họ.
Lần thứ 2, Stewart Butterfield đã cố gắng tạo ra một trò chơi điện tử thành công rực rỡ. Nhưng hai lần, ông đều thất bại.
Cả hai lần, ông đều tìm thấy giá trị mới trong những công ty thất bại của mình. Và những thay đổi này đã khiến ông sở hữu thêm một tỷ USD.
Các phương pháp thông minh để chuyển hướng.
Bây giờ bạn có thể tự hỏi: làm thế nào tôi có thể học theo hiểu biết kinh doanh của Butterfield? Đây là một số bài học từ chính người sáng lập.
1. Làm theo trực giác của bạn
"Nếu trực giác tiếp tục xuất hiện, điều đó gần như chắc chắn chính xác và bạn sẽ không phải cần phải chờ cơ hội để thành công nữa" - Stewart Butterfield
Đây không phải là điều mơ hồ. Mọi việc không như mình mong mong muốn và chúng ta rơi vào trạng thái lo lắng. Đây là lúc chúng ta nghi ngờ có cơ sở. Trong sâu thẳm trái tim mình, chúng ta biết rằng những thứ mình làm không mang lại kết quả.
Thực tế là khi chúng ta ngừng tin vào những giấc mơ của mình, đó là lúc chúng ngừng tồn tại.
2. Đừng đánh giá thấp lòng thiện chí
Khi Butterfield đưa ra quyết định đóng cửa Glitch, ông đã phải sa thải 30 nhân viên, nhiều người trong số họ đã bỏ những công việc lương cao khác để làm việc cho ông.
Hành động cuối cùng của ông ấy là viết thư giới thiệu khen ngợi hết lòng, hướng dẫn làm sơ yếu lý lịch và/ hoặc chuẩn bị phỏng vấn, giúp tạo mối quan hệ cho tất cả nhân viên bị sa thải. Vào thời điểm Glitch chính thức đóng cửa, tất cả nhân viên cũ đã được tuyển dụng.
Cả Butterfield và các nhân viên cũ của mình đều có được rất nhiều thiện chí trong cộng đồng công nghệ, điều này cực kỳ hữu ích khi Slack bắt đầu thành lập.
Bạn có thể gọi nó là "nghiệp". Bạn có thể gọi đó là những quyết định kinh doanh thông minh. Nhưng đừng bao giờ đánh giá thấp lòng thiện chí.
Làm điều nhỏ nhoi để giúp đỡ người khác, và bạn có thể thay đổi cuộc sống của họ. Nó thậm chí có thể trả gấp mười lần cho bạn.
3. Cân nhắc ý nghĩa của sự giàu có
Dù ông có rất nhiều tuyên bố về kinh doanh, truyền thông và phần mềm, nhưng quan điểm của Butterfield về sự giàu có vẫn bám lấy tôi.
"Tôi tin rằng có ba mức độ giàu có trên thế giới.
Cấp 1: Tôi bị áp lực nợ nần;
Cấp 2: Tôi không quan tâm món ăn đó mắc hay rẻ;
Cấp cuối cùng: Tôi không quan tâm kỳ nghỉ tốn bao nhiêu tiền
Ngoài ra, tôi không nghĩ nó tạo nên sự khác biệt."
— Stewart Butterfield
Mọi người đều muốn trở thành một phần của một công ty khởi nghiệp công nghệ ngày nay vì tiềm lực tài chính là rất lớn. Mặc dù là đồng sáng lập của một công ty hàng tỷ đô, nhưng Butterfield vẫn kiên quyết tin rằng một khi bạn đạt đến một mức độ giàu có nhất định, thì nhiều tiền hơn cũng không làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.
Thông thường, các công ty mà chúng ta yêu thích bắt đầu giảm chất lượng khi họ đạt được mức phổ biến nhất định. Trong giai đoạn đầu của bất kỳ công ty nào, chất lượng sản phẩm là điều cần thiết để phát triển cơ sở khách hàng. Tuy nhiên, khi đã có cơ sở khách hàng, họ không còn ưu tiên chất lượng và coi trọng lợi nhuận là trọng tâm chính.
Việc Butterfield tập trung vào việc "tạo ra một phần mềm thú vị" thay vì làm giàu đã đóng một vai trò quan trọng trong thành công của ông, hai lần thất bại của ông đã trở thành các sản phẩm phần mềm sáng tạo phá vỡ thị trường.
4. Khi những thứ khác thất bại (hoặc trước khi mọi thứ thất bại), hãy theo đuổi đam mê của bạn
Stewart Butterfield là một cậu bé thôn quê ở thị trấn nhỏ đã có bằng Thạc sĩ Triết học.
Tuy nhiên, ông đã quyết định theo đuổi phát triển trò chơi - ngay sau bong bóng dot com - bởi vì đó là thứ ông yêu thích.
Một lời khuyên dành cho bất kỳ ai đang nghĩ về khởi nghiệp là: Hãy đảm bảo rằng bạn đam mê nó. Bởi vì thực tế là các công ty khởi nghiệp rất nhiều việc, bất kể bạn đã đi được bao xa.
Xây dựng một doanh nghiệp không phải việc có sẵn công thức hướng dẫn từng bước. Không có công thức hoàn hảo để thành công.
Bạn không thể học hỏi trừ khi bạn thất bại. Bạn không thể thành công cho đến khi bạn học được. Thất bại là con đường dẫn đến thành công. Có thể có một vài lần chậm nhịp, những khúc quanh bất ngờ và những khúc quanh phút chót trên hành trình của bạn.