Đọc sách là phải thu được điều bổ ích, hãy để não luôn được giữ trong trạng thái tích cực thu thập thông tin

14/08/2020 09:17 AM | Sống

Đọc sách đơn thuần không có nghĩa là học tập. Đọc sách là một loại đầu vào thông tin kiểu bị động, chỉ đọc không thôi, sẽ rất khó để có thể hiểu và nhớ được nhiều thông tin có ích, chứ đừng nói tới chuyện vận dụng. Muốn đọc và thu được lợi ích gì đó, chúng ta cần luôn duy trì não bộ trong trạng thái chủ động hấp thụ thông tin.

Đọc xong một cuốn sách có đồng nghĩa với việc học một cuốn sách? Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người đưa ra đáp án phủ định, nhưng chắc chắn cũng sẽ có không ít người trong tiềm thức cảm thấy đọc xong một cuốn sách chính là học xong một cuốn sách. Nội tâm rõ ràng biết rằng không thể đọc sách một cách cẩu thả, qua loa nhưng vậy, phải dành thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần, đi suy nghĩ, đi vận dụng, nhưng tâm lý lười biếng lại thường khiến chúng ta rút lui, lại còn tự an ủi mình, "thôi đọc 1 lần cũng xem như là học rồi, thế là được rồi."

Kiểu tâm thái xem đọc sách là một kiểu nhiệm vụ, một mục đích này thường sẽ gây ra một vấn đề: dù đọc rất nhiều sách, nghe rất nhiều bài giảng, nhưng phần lớn mọi người lại quên hết tri thức đã học được và cũng chẳng đem lại chút thay đổi nào cho công việc hay cuộc sống. Cuối cùng lại cảm thấy rằng đọc sách là vô dụng với mình, thay vì tốn thời gian đọc sách, chi bằng đi làm mấy việc có ý nghĩa hơn, thú vị hơn, rồi dần dần từ bỏ việc đọc sách.

Đọc sách đơn thuần không có nghĩa là học tập. Đọc sách là một loại đầu vào thông tin kiểu bị động, chỉ đọc không thôi, sẽ rất khó để có thể hiểu và nhớ được nhiều thông tin có ích, chứ đừng nói tới chuyện vận dụng. Muốn đọc và thu được lợi ích gì đó, chúng ta cần luôn duy trì não bộ trong trạng thái chủ động hấp thụ thông tin.

1. Dừng phương thức "tự hỏi mình" để dẫn dắt bản thân đi tư duy

Đại não của chúng ta khá lười biếng, muốn hiểu, nhớ và vận dụng các tri thức đã đọc được, thì sau khi đọc, hãy chủ động suy nghĩ, và "tự hỏi mình" là một phương pháp không tồi.

Chẳng hạn hỏi mình như này: nội dung chính của cuốn sách này là gì? Cái bài giảng này có những trọng điểm kiến thức nào? Thông qua cuốn sách này, tôi học được điều gì? Trong sách có những tri thức nào mà tôi chưa từng biết tới? Cuốn sách này có ích gì với tôi? Lý luận và phương pháp được đề cập trong này có thể dùng để giải quyết những vấn đề gì, cụ thể là nên làm thế nào?...

Đọc sách là phải thu được điều bổ ích, hãy để não luôn được giữ trong trạng thái tích cực thu thập thông tin - Ảnh 1.

2. Tóm lược lại một cuốn sách thành một chương, một sơ đồ tư duy hay một bài giảng

Thông thường mà nói, sau khi đọc hết một cuốn sách, đại não của chúng ta thường chỉ còn lưu lại những tri thức vụn vặt, điều này khá bất lợi cho sự hiểu biết và trí nhớ của chúng ta. Thứ nhất là vì nội dung của một cuốn sách là khá nhiều, hai là vì đọc một cuốn sách mất khá nhiều thời gian, sau khi đọc xong, những nội dung trước đó có lẽ cũng đã bị lãng quên gần hết.

Muốn có một tầng tri thức và sự hiểu biết toàn diện, có hệ thống, bạn cần biết cách tóm lược khung nội dung của một cuốn sách. Phương pháp cơ bản nhất đó là sau khi đọc hết một cuốn sách, hãy viết lại mục lục của cuốn sách đó, sau đó so sánh với mục lục trong sách. Phương pháp đơn giản này có thể đo lường xem liệu bạn có nắm được nội dung cơ bản và logic tư duy của cuốn sách hay không. Tiến thêm một bước, hãy tự tạo ra logic của mình, chẳng hạn như sau khi đọc xong, căn cứ theo hiểu biết thực tế của mình, tiến hành phân tích, tổ hợp lại, thêm thắt, tạo ra một biểu đồ tư duy hay một chương riêng của mình.

Đọc sách là phải thu được điều bổ ích, hãy để não luôn được giữ trong trạng thái tích cực thu thập thông tin - Ảnh 2.

3. Biến những tri thức vụn vặt thành những "tinh thể tri thức"

Tinh thể tri thức ý chỉ một kết cấu ổn định được hình thành bởi các điểm tri thức. Tri thức từ chỗ phân tán biến thành tinh thể sẽ dễ dàng được chiết xuất ra và sử dụng hơn. Trong học tập, tri thức đồ sộ hay không không quan trọng, quan trọng nhất là lúc nào cũng có thể trích xuất ra tri thức trong túi tri thức đã được học của mình để dùng.

Đừng để tinh thể tri thức trở nên quá phức tạp, chúng ta hoàn toàn có thể sáng tạo, chẳng hạn như tổng hợp lại một tri thức nào đó dưới dạng biểu đồ: một vài mánh khóe về XX. Hoặc là vẽ sơ đồ tư duy thật đơn giản cho một chương hay một kiến thức trọng điểm nào đó trong sách. Tạo ra một cấu trúc dễ hiểu và dễ nhớ nhất với mình dựa trên các cấu trúc mà mình đã gặp thông qua học tập, cuộc sống hay làm việc hàng ngày.

Có 4 cách thường gặp để biến một tri thức nào đó thành một tinh thể tri thức: sử dụng quan hệ tương quan, chẳng hạn như tháp nhu cầu của Maslow, phân tích SWOT; sử dụng cấu trúc cây, chẳng hạn như mục lục sách, quy tắc SMART, sơ đồ tư duy; sử dụng quan hệ trình tự, biểu đồ dòng công việc, hướng dẫn từng bước trong hướng dẫn vận hành; sử dụng cấu trúc dữ liệu, chẳng hạn như biểu đồ thống kê, biểu đồ hình tròn, đường cong tăng trưởng…

Đọc sách là phải thu được điều bổ ích, hãy để não luôn được giữ trong trạng thái tích cực thu thập thông tin - Ảnh 3.

4. Ghi chép, đừng chỉ ghi chép những gì bạn thấy, trọng điểm là ghi chép "những gì bạn nghĩ"

Ghi chép là một phương tiện quan trọng giúp tăng cường khả năng đọc hiểu và ghi nhớ. Nhưng chúng ta lại có thói quen xem ghi chép là một kiểu ghi âm, chúng ta ghi lại, viết lại, thu thập lại những gì người khác nói, rồi đợi có thời gian sẽ ôn tập lại. Đây vốn dĩ là một hành động rất hữu hiệu, nhưng hành động ghi chép này lại đánh lừa bộ não của chúng ta rằng chúng ta đã có được cái tri thức ấy rồi, điều này rất bất lợi đối với việc nắm bắt tri thức.

Chúng ta hãy "xem ghi chép là một phương thức rèn luyện tư duy", tức là thông qua đọc sách và tư duy, ghi chép lại những cách hiểu và suy nghĩ của bản thân, chứ không phải "ghi âm" lại bản thân nội dung. Đọc một chương, một cuốn sách, nghe một buổi diễn giảng, một buổi học, ít nhiều gì cũng đều sẽ kích thích tư duy sản sinh ra một vài tư tưởng, suy nghĩ hay sự liên hệ tương quan, những thứ đó mới là những thứ chúng ta nên ghi chép lại, chứ không phải là sao chép lại những gì tác giả viết hay người nói nói.

Đọc sách là phải thu được điều bổ ích, hãy để não luôn được giữ trong trạng thái tích cực thu thập thông tin - Ảnh 4.

Rất nhiều người nói "tôi chẳng có suy nghĩ gì, cũng không biết nên tư duy ra sao?", thực ra không phải vậy, nhiều khi không phải là chúng ta không biết suy nghĩ, mà là chúng ta lười suy nghĩ, không có thói quen suy nghĩ. Tư duy, suy nghĩ đối với một người mà nói, hoàn toàn không tự nhiên giống như hít thở, mà cần có sự "cố ý" thì mới vận hành được.

Khi bạn đọc hoặc nghe được một quan điểm hoặc một tri thức mới nào đó: thử dùng lời của mình để thuật lại nó thật rõ ràng, nếu nói cho người khác, họ sẽ hiểu chứ? Nghĩ xem tri thức này nó tương đồng hay trái ngược với tri thức, kinh nghiệm hay trường hợp nào mà mình đã trải qua trước đó; tri thức này có thể áp dụng giải quyết vấn đề nào trong công việc hay cuộc sống và phải vận dụng cụ thể ra sao? Rồi sau đó viết những nội dung sau khi đã suy nghĩ lại.

P.E

Cùng chuyên mục
XEM