Định kiến giới tính: Vì sao đàn ông chỉ đạo thì được cho là quyết đoán, còn phụ nữ lại thường bị coi là "hách dịch" và ít được yêu quý?
Khi đàn ông chỉ đạo người khác, họ thường được cho là quyết đoán và thông thạo. Nhưng khi phụ nữ là người lãnh đạo, họ thường không được yêu quý và bị cho là hách dịch. Một nghiên cứu mới đưa ra một cách nhìn nhận khác về vấn đề này. Thiên vị giới tính không chỉ gây bất lợi cho phụ nữ mà còn có thể gây bất lợi cho cả đàn ông. Vì sao ư? Chúng ta không chỉ rập khuôn đàn ông và phụ nữ. Chúng ta còn rập khuôn cả công việc.
“I’m not bossy, I’m the boss” (tạm dịch: Tôi không hề hách dịch, tôi là bà chủ). Beyoncé đã tuyên bố như vậy trong một video ủng hộ chiến dịch #banbossy. Chiến dịch nhấn mạnh sự thật rằng khi những cậu bé chỉ đạo, họ thường được ca ngợi là một nhà “lãnh đạo”, nhưng khi các cô bé làm như vậy, thì họ thường bị chỉ trích là “hách dịch”.
Và nó cũng xảy ra tương tự đối với người trưởng thành. Nghiên cứu và những câu chuyện trên truyền thông đầy rẫy những ví dụ định kiến về giới làm cho những người lãnh đạo là phụ nữ gặp bất lợi. Một người quản lý nữ ít được lắng nghe bởi cấp dưới hơn.
Khi đàn ông chỉ đạo người khác, họ thường được cho là quyết đoán và thông thạo. Nhưng khi phụ nữ là người lãnh đạo, họ thường không được yêu quý và bị cho là hách dịch.
Một nghiên cứu mới đưa ra một cách nhìn nhận khác về vấn đề này. Thiên vị giới tính không chỉ gây bất lợi cho phụ nữ mà còn có thể gây bất lợi cho cả đàn ông. Vì sao ư? Chúng ta không chỉ rập khuôn đàn ông và phụ nữ. Chúng ta còn rập khuôn cả công việc.
Lính cứu hỏa và y tá
Nhiều công việc trong nền kinh tế bị rập khuôn về giới tính. Chữa cháy được cho là công việc của đàn ông, trong khi y tá được coi là công việc của phụ nữ.
Những nghiên cứu trước chỉ ra rằng những khuôn mẫu như vậy định hình kỳ vọng của chúng ta về việc liệu một người đàn ông hoặc một người phụ nữ phù hợp hơn với một công việc nào đó. Tác động của chúng là rất mạnh mẽ vì chúng có thể thay đổi kết quả tuyển dụng của nhiều ngành nghề. Ví dụ, việc rập khuôn tính chất công việc ảnh hưởng đến khả năng một người đàn ông hoặc một người phụ nữ ứng tuyển cho một công việc, khả năng họ được nhận, mực lương và cả tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc để cân nhắc cho việc thăng chức.
Nhưng những định kiến về giới này đã bắt đầu gắn bó nhanh chóng với những công việc như thế nào? Và những khuôn mẫu này ảnh hưởng như thế nào đến mức độ thẩm quyền và sự tôn trọng mà mọi người sẵn sàng dành cho người đàn ông hoặc phụ nữ làm một công việc nhất định?
Một công việc bị định kiến về giới như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, một công việc không liên quan đến giới tính đã được nghiên cứu: một nhà quản lý các khoản vay vi mô ở Trung Mỹ.
Ở Trung Mỹ, công việc này mới và cân bằng giới tính. Không giống như lính cứu hỏa hay y tá – những công việc rập khuôn về giới nghiêm trọng – những nhà quản lý khoản vay tại ngân hàng tài chính vi mô nằm trong nghiên cứu có tỷ lệ khoảng 50/50 nam và nữ.
Bản chất của tài chính vi mô thương khiến cho vị trí quản lý không rõ ràng về giới. Tài chính vi mô liên quan đến ngành tài chính vốn truyền thống dành cho đàn ông. Nhưng tài chính vi mô lại bao gồm cả dịch vụ xã hội và giảm nghèo, những hoạt động được rập khuôn là dành cho phụ nữ.
Thêm vào đó, trong bối cảnh nghiên cứu, công việc quản lý khoản vay đã tồn tại ở khu vực này dưới 10 năm, khiến cho khả năng khách hàng có những định kiến mạnh mẽ về giới của công việc đó ít xảy ra hơn.
Trong nghiên cứu, các nhà quản lý khoản vay bị thường xuyên thay đổi từ người vay này sang người vay khác. Việc xáo trộn nghẫu nhiên cho phép chúng ta quan sát xu hướng trả nợ của những người vay tiền khi họ phải tiếp xúc với những quản lý nam và nữ.
Ví dụ, một người đi vay có thể làm việc với một quản lý nam trước và sau đó chuyển sang tiếp xúc với quản lý nữ. Quá trình chuyển đổi này cho phép kiểm tra tỷ lệ hoàn tiền của khách hàng thay đổi như thế nào khi yếu tố duy nhất thay đổi là giới tính của các nhà quản lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ cần một sự tương tác trước khi khách hàng chỉ định giới tính cho công việc quản lý và bắt đầu đối xử với bất kỳ ai trong vai trò đó (nam hay nữ) dựa trên định kiến đó.
Khi khách hàng cho rằng công việc quản lý khoản vay là việc của phụ nữ thì những quản lý nam sẽ gặp nhiều bất lợi và ngược lại.
Những việc làm bị định kiến về giới sẽ làm hại tất cả chúng ta
Khi những định kiến về giới gắn liền với công việc, mọi người sẽ có thành kiến với người đàn ông hoặc phụ nữ làm việc ở vị trí đó. Bằng cách này, đàn ông chịu những thành kiến xấu khi làm những công việc thường được gắn liền với phụ nữ và ngược lại.
Nói cách khác, nghiên cứu mới này gợi ý rằng việc rập khuôn công việc là việc của phụ nữ/đàn ông và những thành kiến xã hội khiến cho phụ nữ có ít thẩm quyền hơn nam giới. Điều này làm hại tất cả chúng ta khi tài năng của phụ nữ không được tôn trọng đúng mức.
Một thế giới lý tưởng là nơi chúng ta có thể làm việc công việc phù hợp nhất với khả năng của chúng ta và nơi cá nhân ở một vị trí có thẩm quyền nhận được sự tôn trọng như nhau, bất kể giới tính.
Nếu chúng ta có thể ủng hộ cả nam giới và phụ nữ làm những việc không điển hình dành cho giới tính của họ, thì có lẽ chúng ta sẽ ít hạ thấp giá trị của họ dựa trên những khuông mẫu giới tính lạc hậu và tùy tiện.