Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM

22/08/2017 11:12 AM | Bất động sản

Ban quản lý khu đô thị Thủ Thiêm xác định trong 5 năm từ 2016 - 2020 sẽ tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm thành một trung tâm đô thị văn minh, hiện đại, trung tâm tài chính - dịch vụ - thương mại cao cấp của TP.HCM và của khu vực.

Để làm được điều đó, chiến lược đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông phải đi trước một bước và đến nay Thủ Thiêm đã có diện mạo như mong muốn.

Xác định được điểm mấu chốt này, thành phố đã tìm được hướng tháo gỡ khi chấp thuận chủ trương cho Thủ Thiêm là dự án đầu tiên thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng bằng hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), thành phố đổi đất lấy hạ tầng. Từ đó, các hạng mục chính về hạ tầng của dự án đã hình thành. Hiện dự án đã có hầm, cầu Thủ Thiêm, sắp tới có thêm cầu Thủ Thiêm 2, 4 đảm bảo kết nối Thủ Thiêm với khu trung tâm hiện hữu.

Ông Đỗ Quốc Doanh, trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 2, cho biết đến nay đã chi bồi thường hỗ trợ được 14.347/ 14.352 hồ sơ (đạt tỉ lệ 99,97%), với diện tích 715,9866/719,9208 ha (đạt tỉ lệ 99,45%). Tính đến hết tháng 6/2017, còn lại 87 hồ sơ chưa thu hồi mặt bằng (gồm 83 hộ dân và 4 cơ sở tôn giáo).

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 1.

Nơi đây trong tương lai không xa sẽ có dự án cầu Thủ Thiêm 4

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 2.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 3.

Đại lộ vòng cung, có tầm nhìn trực diện bao quát về cả quận 1, 4, 7 và Bình Thạnh nhìn từ hướng Thủ Thiêm

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 4.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 5.

Thủ Thiêm được nhìn từ hướng trung tâm quận 1

Thông tin chi tiết từ Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cho thấy đối với các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hình thức hợp đồng BT, đã có 6 dự án có chủ trương đầu tư đang được triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 20.000 tỉ đồng.

Cụ thể, gồm dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính: đại lộ vòng cung, đường ven hồ trung tâm, đường ven sông Sài Gòn và đường châu thổ qua khu lâm viên sinh thái phía nam; dự án đầu tư xây dựng quảng trường trung tâm (quy mô khoảng 20ha) và công viên bờ sông (khoảng 9ha) hiện đang được nhà đầu tư triển khai lập đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

Ngoài ra, dự án đầu tư xây dựng khu lâm viên sinh thái thuộc vùng châu thổ phía nam, dự án đầu tư xây dựng hạng mục bờ kè dọc sông Sài Gòn đoạn bao quanh khu đô thị mới Thủ Thiêm theo chỉ đạo của UBND TP.HCM cũng đang được triển khai.

Riêng dự án xây cầu Thủ Thiêm 2, nhà đầu tư đã tổ chức động thổ xây cầu vào tháng 2/2015. Còn dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc và hoàn thiện đường trục bắc - nam đã được khởi công vào giữa năm 2015, thời gian thi công dự kiến 18 tháng. Tiếp đó, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng và các Bộ ngành về việc xem xét lựa chọn nhà đầu tư xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4 nhằm sớm kết nối bán đảo này với các quận trung tâm thành phố thành một thể thống nhất.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 6.

Nhiều tuyến đường lớn trong lòng khu đô thị mới Thủ Thiêm đang hoàn thiện những hạng múc cuối cùng

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 7.

Cầu Thủ Thiêm 1 - dự án kết nối bán đảo Thủ Thiêm với trung tâm thành phố đang trở nên quá tải

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 8.

Dọc bờ sông, tiệm cận với đại lộ vòng cung tại bán đảo Thủ Thiêm đang có nhiều dự án khu dân cư "bám" mặt tiền sông xây dựng với tốc độ 24/24

Được biết, trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đã bày tỏ ý định tham gia các dự án nhà ở, thương mại, văn phòng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chẳng hạn, bên cạnh siêu dự án khu đô thị cao cấp của Đại Quang Minh đang triển khai, một số dự án đầu tư quy mô khác gần đây cũng đã được duyệt. Trong tương lai, Đại Quang Minh sẽ xây dựng một khu đô thị khác nằm gần vùng châu thổ phía Nam rộng 150ha, gồm 234 biệt thự, 395 nhà phố và 5.600 căn hộ hạng sang, một khách sạn 5 sao và một bệnh viện.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 9.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 10.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 11.

Cụm dự án biệt thự và chung cư cao tầng thuộc khu đô thị Sala của Đại Quang Minh đang làm "mồi" cho nhiều dự án BĐS khác đẩy nhanh tiến độ xây dựng

Trong tháng 6/2015, liên doanh giữa Công ty cổ phần Tiến Phước, Công ty TNHH Trần Thái và Công ty TNHH Denver Power (UK), công ty thành viên của quỹ đầu tư GAW Capital Partners, được phê duyệt giấy phép đầu tư 1,2 tỷ USD để phát triển Empire City Complex, một khu đất rộng 15ha và sẽ bao gồm một tòa nhà 86 tầng, một khách sạn 5 sao, một trung tâm thương mại và một tòa nhà văn phòng.

Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc và đối tác Nhật Bản (Mitsubishi và Toshiba) vừa được thành phố giao đất để chuẩn bị cuối năm nay triển khai đầu tư dự án có tổng vốn 2 tỷ USD có tên Eco Smart City, trên khu đất rộng 10ha. Liên doanh Cantor Fitzgerald, Weidner Resorts, Steelman Partners (Hoa Kỳ) đã đề xuất đầu tư siêu dự án có casino trị giá 4 tỷ USD tại 11 lô đất thuộc khu chức năng số 1 (khu lõi trung tâm) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 12.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 13.

Mặt bằng thi công dự án Empire City của liên doanh Keppel Land - Tiến Phước - Trần Thái.

Mới đây, Tập đoàn Vingroup là nhà đầu tư được chính quyền TP.HCM lựa chọn thực hiện dự án Khu phức hợp thể thao, giải trí tại Khu chức năng số 2C thuộc một phần của Khu chức năng số 2 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng) là 6.777 tỷ đồng, sẽ do nhà đầu tư tự thu xếp nguồn vốn hợp pháp để thực hiện. Thời gian khai thác của dự án này là 50 năm, thời gian xây dựng công trình là 36 tháng.

Song song đó, Dự án Khu phức hợp Sóng Việt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa được UBND TP.HCM có quyết định giao Công ty CP Quốc Lộc Phát đã chính thức trở thành nhà đầu tư dự án hơn 7.200 tỷ đồng này. Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII) vừa cho biết đã ký kết hợp tác đầu tư với tập đoàn HongKong Land để triển khai một khu phức hợp tại đây. Đồng thời, CII sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các dự án căn hộ cao cấp thuộc cụm Dự án Thủ Thiêm Lakeview và hoàn thành công tác thiết kế, xin cấp phép đầu tư cho cụm dự án Marina Bay (rộng 3,5 ha ven sông Sài Gòn) thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 14.

Hàng loạt dự án hạ tầng và BĐS quy mô khá lớn bắt đầu san lắp mặt bằng thi công đã biến nơi đây thành đại công trường không ngủ

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 15.

Theo quy hoạch được phê duyệt, khu đô thị mới Thủ Thiêm có 24 cầu bắc qua các kênh rạch. Trong đó, đã triển khai đầu tư 16 cầu (thuộc dự án 4 tuyến đường chính; dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc; dự án khu lâm viên sinh thái phía nam và các cầu kết nối khu II - khu III và bắc qua rạch Cá Trê Nhỏ).

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 16.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 17.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA), trước nay, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xem là biểu tượng phát triển của TPHCM từ một khu đầm lầy, trở thành khu trung tâm sầm uất thì trong tương lai Khu đô thị Thủ Thiêm sẽ mang một diện mạo mới và hiện đại hơn rất nhiều.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 18.

Đường Mai Chí Họ hướng về Hầm Sông Sài Gòn - kết nối thông suốt với trung tâm quận 1.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 19.

Đại lộ Mai Chí Thọ - con đường kết nối các dòng vốn đầu tư mạnh mẽ vào Thủ Thiêm trong gần 20 năm qua

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 20.

Khu lâm viên - nơi sẽ trở thành "lá phổi" và trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái hiện đại nhất của TP.HCM, do Đại Quang Minh là chủ đầu tư

Theo quan sát, Thủ Thiêm lúc này là một đại công trường thực sự của TP.HCM, trong đó hàng loạt dự án hạ tầng lớn như 4 tuyến đường, đại lộ vòng cung, cầu Thủ Thiêm 2 đang đẩy nhanh tốc độ thi công. Song song đó, một số dự án BĐS lớn như Empire City, Khu dân cư Lan Anh, Khu đô thị Sala (giai đoạn 2)... cũng đã thi công phần cao tầng một số block có mặt tiền hướng sông Sài Gòn.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 21.

Thủ Thiêm nhìn từ hướng Bến Bạch Đằng - quận 1, TP.HCM

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 22.

 Diện mạo Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Nơi hút dòng vốn vào địa ốc mạnh nhất TP.HCM  - Ảnh 23.

Để chuẩn bị cho một tương lai kết nối thông suốt nhờ vào các dự án như: cầu đi bộ, cầu Thủ Thiêm 3 và 4, đối diện bên này bán đảo Thủ Thiêm, hàng loạt dự án khu đô thị đã thi công với tốc độ "chóng mặt"


Theo Đăng Khải

Cùng chuyên mục
XEM