Địa điểm bí ẩn được cho là chứa nửa số vàng tồn tại trên thế giới, thu hút hàng trăm nghìn người hiếu kỳ đến thăm mỗi năm

06/06/2023 10:10 AM | Sống

Được xây dựng trên độ cao hơn 3000 mét, cung điện Potala được mệnh danh là kỳ quan nằm ở nơi cao nhất thế giới.

Địa điểm bí ẩn được cho là chứa nửa số vàng tồn tại trên thế giới, thu hút hàng trăm nghìn người hiếu kỳ đến thăm mỗi năm - Ảnh 1.

Nền văn minh Trung Hoa có tuổi đời 5.000 năm với nhiều nền văn hóa và công trình kiến trúc cổ được truyền lại cho đến ngày nay. Phần lớn bạn bè quốc tế nhắc đến Trung Quốc sẽ nghĩ ngay đến Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Không dừng lại ở đó, quốc gia này có có cung điện Potala hùng vĩ không kém.

Ít ai biết được rằng cung điện Potala được xây dựng sớm hơn và được bảo quản nguyên vẹn hơn Tử Cấm Thành. Tính đến nay, công trình đã có lịch sử hơn 1.300 năm, tọa lạc tại Tây Tạng (Trung Quốc).

Có một số tin đồn cho rằng một nửa số vàng trên thế giới nằm trong Cung điện Potala.

Công trình lịch sử được xây dựng công phu

Cung điện Potala được xây dựng vào năm 637. Để đánh dấu mốc cuộc hôn nhân của vua Tùng Tán Cán Bố và Công chúa Văn Thành, vị vua vĩ đại này đã cho xây dựng một cung điện nguy nga và đồ sộ. Cung điện đã bị phá hủy hầu hết vào thời Trung cổ và đến thế kỷ XVII mới được trùng tu. Phải mất thêm hơn 50 năm công trình mới hình thành quy mô như ngày nay. Từ Potala trong tiếng Phạn có nghĩa là "đất thánh của đức Phật".

Phong cách kiến trúc đồ sộ và xếp lớp tạo nên hình ảnh không thể nhầm lẫn cho cung điện. Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được 270m; diện tích hơn 360km2 bao gồm 13 tầng. Không dừng lại ở đó, bên trong được chia thành hơn 1000 phòng nhỏ với gần chục ngàn Phật điện. Nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3600m, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.

Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Khi đó khoa học công nghệ chưa phát triển, tất cả vật liệu này đều phải dùng lừa và sức người. Tổng thể công trình có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc.

Vì là cung điện lớn nhất và cao nhất thế giới nên nơi này tự hào có những di tích, tác phẩm nghệ thuật phong phú, đặc biệt là các di sản văn hóa của người Tây Tạng, Hán, Mông Cổ độc đáo. Potala chính là thành tựu to lớn của nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng.

Địa điểm bí ẩn được cho là chứa nửa số vàng tồn tại trên thế giới, thu hút hàng trăm nghìn người hiếu kỳ đến thăm mỗi năm - Ảnh 2.

Bên trong của cung điện. Ảnh: China Discovery


Cung điện Potala cất giấu bao nhiêu vàng?

Tương truyền khi xây dựng cung điện Potala, vua Tùng Tán Cán Bố đã chi ra một khoản tiền không hề nhỏ. Ông đã ra lệnh cho những người thợ thủ công phải làm ra một công trình thật hoành tráng và nguy nga. Việc tìm được một địa điểm rộng lớn như vậy để xây dựng cung điện trên núi cao hùng vĩ đã là một kỳ công, tích hợp được đặc điểm của các ngôi chùa trên nền tảng của các cung điện truyền thống thì lại càng khó.

Theo ý tưởng của vua Tùng Tán Cán Bố, cung điện của Cung điện Potala phải cao ít nhất 200 mét, bên ngoài có 13 tầng, bên trong cũng phải có 9 tầng. Từ mái nhà đến sàn nhà cho đến các bức tranh tường đều phải thật lộng lẫy và nguy cơ.

Trong “Hồ sơ về các vị vua của Tây Tạng”, người đã đã tìm thấy phần mô tả về Cung điện Potala như sau: “Cổng của cung điện quay mặt về hướng Nam, trong cung có hơn 900 phòng, ngoài ra còn có hơn 1.000 phòng khác".

Sau khi Cung điện Potala được xây dựng xong, các vật phẩm liên quan đến Phật giáo cũng như nhiều báu vật quý hiếm và đồ trang sức bằng vàng bạc của hồi môn, đều được đặt ở bên trong. Vốn dĩ cảnh quan tại đây đã đủ tráng lệ nhưng nơi chứa nhiều "báu vật" nhất lại là một ngôi chùa.

Theo lời kể của người dân địa phương, ngôi chùa này cao 14,85 mét. Để xây dựng nơi ngày, nhà vua đã bỏ ra hơn 110.000 lượng vàng cũng như hơn 15.000 viên ngọc trai, đá quý và mã não. Cũng theo một số câu chuyện được truyền lại, một nửa số vàng trên thế giới khi đó nằm ở cung điện Potala.

Tuy nhiên không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh cho những giả thuyết này. Theo một số nhà khoa học, sở dĩ có lời đồn như vậy là bởi công trình này được xây dựng bằng nhiều tâm huyết, có nhiều nơi được dát vàng nên từ đó nảy sinh những lời đồn đại. Cũng theo giới chuyên môn, sự tráng lệ của Cung điện Potala không chỉ ở vẻ bề ngoài mà nó còn có ý nghĩa lịch sử và kinh tế.

Địa điểm bí ẩn được cho là chứa nửa số vàng tồn tại trên thế giới, thu hút hàng trăm nghìn người hiếu kỳ đến thăm mỗi năm - Ảnh 3.

Cung điện nhìn từ xa. Ảnh: Wonders of Tibet


Điểm đến du lịch lý tưởng

Cung điện Potala được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1994 và là địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, cơ quan có thẩm quyền chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Dù vậy du khách chỉ được khám phá một phần rất nhỏ bên trong công trình khổng lồ này, dưới sự giám sát chặt chẽ của camera an ninh.

Có một điều đặc biệt ở cung điện Potala đó là các bức tường được sơn bằng sữa mỗi năm. Trước ngày 22 tháng 9 hằng năm (theo lịch Tây Tạng), những bức tường của cung điện Potala sẽ được quét lên mình một lớp sơn mới.

Tuy nhiên lớp sơn này vô cùng đặc biệt, nó được trộn từ hỗn hợp sữa, đường, mật ong, một số loại thảo mộc và vôi trắng.

Công thức sơn tường đặc biệt này vẫn được giữ nguyên suốt hàng thế kỷ.

Ngày nay, để sơn hết toàn bộ các bức tường trong cung điện chỉ tốn thời gian khoảng 10 ngày, tuy nhiên vào thời chưa có sự hỗ trợ của những trang thiết bị hiện đại, người ta phải mất tới hơn một tháng mới có thể hoàn thành xong công việc này.

Địa điểm bí ẩn được cho là chứa nửa số vàng tồn tại trên thế giới, thu hút hàng trăm nghìn người hiếu kỳ đến thăm mỗi năm - Ảnh 4.

Ảnh: Aljazeera

Với những điều đặc biệt không phải nơi đâu cũng có, công trình mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn du khách khám phá. Tuy nhiên, từ năm 2003, số lượng khách vào thăm cung điện đã bị giới hạn lại. Theo đó, cung điện chỉ mở cửa 6 tiếng mỗi ngày và tiếp đón tối đa 1300 khách trong ngày. Phần mái của cung điện thuộc khu vực cấm mãi đến năm 2006 khi kiến trúc được trùng tu hoàn thiện.

Đến nay, cung điện có thể tiếp đón 2300 khách mỗi ngày. Tuyến đường sắt Thanh Tạng đã được mở, nối thành phố Thanh Hải với Tây Tạng. Vì vậy, du khách có thể dễ dàng đến Lhasa và thăm quan cung điện.

Tổng hợp

Theo Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM