Đi trước Việt Nam từ lâu, thị trường mặt nạ không khí ở Trung Quốc đã bùng nổ từ năm 2012, với tổng giá trị hơn nửa tỷ USD

02/10/2019 10:23 AM | Kinh doanh

Tâm lý lo sợ của đám đông vẫn hối thúc mọi người phải mua cái gì đó và việc đeo thứ gì đó vẫn hơn là chẳng làm gì. Hệ quả là mặt hàng mặt nạ ngày càng cháy hàng.

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề trọng tâm mà Đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 12 tổ chức vào tháng 3/2016 đã nêu ra. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch chống ô nhiễm không khí từ năm 2014 nhưng sau 3 năm, phần lớn thành phố tại quốc gia này vẫn chưa đạt chuẩn không khí của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Báo cáo năm 2016 cho thấy mức độ ô nhiễm của thủ đô Bắc Kinh vẫn cao gấp 7,6 lần so với tiêu chuẩn an toàn của WHO.

Như một hệ quả tất yếu, thị trường mặt nạ trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khi người dân đổ xô tìm kiếm những biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí. Tờ Global Times cho biết, thống kê 5 ngày liên tục bất kỳ vào tháng 12/2016 cho thấy hãng thương mại điện tử JD.com đã bán được 110.000 máy lọc không khí và 15 triệu mặt nạ nhập khẩu từ Mỹ.

Đi trước Việt Nam từ lâu, thị trường mặt nạ không khí ở Trung Quốc đã bùng nổ từ năm 2012, với tổng giá trị hơn nửa tỷ USD - Ảnh 1.

Trên thực tế, nhu cầu mặt nạ tại Trung Quốc đã bùng nổ từ năm 2012 và đến năm 2015, chính giới truyền thông nhà nước cũng phải thừa nhận thị trường tiềm năng này có tổng giá trị lên đến 4 tỷ Nhân dân tệ (600 triệu USD). Tỉnh Sơn Đông hiện là nơi sản xuất nhiều mặt nạ nhất cho thị trường tỷ dân.

Theo thống kê mới nhất, làng Dadian, nơi tập trung nhiều xưởng sản xuất mặt nạ nhất, có đến hơn 300 doanh nghiệp chuyên kinh doanh mặt hàng này. Sản lượng của ngôi làng có thể đạt hơn 1 triệu chiếc mỗi năm với tổng giá trị 160 triệu USD và chiếm đến 80% thị phần cả nước.

Hiện tại, chủng loại mặt nạ tại Trung Quốc khá đa dạng, từ những loại rẻ tiền 1 Nhân dân tệ (0,15 USD) cho đến những loại đắt tiền hơn có giá 40 Nhân dân tệ (5,8 USD). Tuy nhiên với thu nhập ngày càng tăng hiện nay, người Trung Quốc đang hướng đến những loại mặt nạ chất lượng cao quốc tế cùng những mặt hàng được thiết kế sang chảnh hơn mặt hàng thông thường.

Bởi vậy những sản phẩm mặt nạ thoải mái, có chất lượng tốt từ nước ngoài có giá dao động 120-245 Nhân dân tệ đang ngày càng đắt hàng trên các trang thương mại điện tử.

Trên thực tế, việc có đeo hay không đeo mặt nạ không giải quyết triệt để được tình hình mà chính phủ phải giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm không khí. Việc đeo mặt nạ chỉ chống đỡ được phần nào tác động của ô nhiễm và người dân vẫn sẽ phải chịu các tác động từ không khí ô nhiễm đến sức khỏe.

Dẫu vậy, tâm lý lo sợ của đám đông vẫn hối thúc mọi người phải mua cái gì đó và việc đeo thứ gì đó vẫn hơn là chẳng làm gì. Hệ quả là mặt hàng mặt nạ ngày càng cháy hàng.

Đi trước Việt Nam từ lâu, thị trường mặt nạ không khí ở Trung Quốc đã bùng nổ từ năm 2012, với tổng giá trị hơn nửa tỷ USD - Ảnh 2.

Điều trớ trêu là trước năm 2016, Trung Quốc không hề có bất cứ quy chuẩn nào về mặt nạ và phần lớn chúng không được kiểm định rõ ràng liệu có chống lại được những hạt ô nhiễm, hay còn gọi là PM2.5 hay không. Thậm chí ngay cả khi có quy chuẩn, việc đảm bảo các mặt hàng đều đạt chuẩn là điều cực kỳ khó khăn.

Một vấn đề nữa khiến nhiều chuyên gia sức khỏe lo lắng là người tiêu dùng Trung Quốc thường hướng đến những mặt nạ dễ đeo hoặc có phong cách thời trang. Phần lớn những loại mặt nạ này không có nhiều tác dụng trong việc chống lại bụi mịn và chỉ mang tính chất trấn an tâm lý.

Tính đến tháng 2/2019, thị trường mặt nạ Trung Quốc phần lớn bị kiểm soát bởi tập đoàn quốc tế 3M với gần 90% thị phần. hai đối thủ còn lại là Honeywell và Ludun chỉ chiếm chưa đến 5%. Điều đáng nói ở đây là trong 3 hãng, chỉ có duy nhất Ludun là công ty nội địa.

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty bản địa và nhu cầu tăng cao của người dân, các hãng sản xuất mặt nạ Trung Quốc giờ đây tung ra rất nhiều sản phẩm lạ. Ngoài những thiết kế độc đáo, Trung Quốc còn có những mặt nạ không khí có gắn thiết bị lọc khử trùng, diệt vi khuẩn từ không khí, mặt nạ gắn chip thông minh để điều tiết áp suất hay những mặt nạ có tính năng đặc biệt khác.

Dẫu vậy, phần lớn người Trung Quốc hiện nay vẫn chỉ chú ý đến dòng mặt nạ bình dân có khả năng lọc vi bụi và doanh số của các hãng cũng đến từ đây là chủ yếu.

Đi trước Việt Nam từ lâu, thị trường mặt nạ không khí ở Trung Quốc đã bùng nổ từ năm 2012, với tổng giá trị hơn nửa tỷ USD - Ảnh 3.

AB

Cùng chuyên mục
XEM