Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý

31/10/2023 10:56 AM | Kinh doanh

Trên các chương trình gọi vốn khởi nghiệp như Shark Tank Việt Nam, các Nhà sáng lập có kiến thức không đầy đủ thường dễ khiến các Shark khó chịu và nhận chỉ trích từ cả khán giả. Tuy nhiên, ở cuộc thi Khởi nghiệp Xanh lại không giống vậy, dù 3 đại diện của dự án Mật ong Pơkao được hỏi gì về kiến thức kinh doanh cũng không biết, song vẫn được Ban giám khảo yêu quý và khán giả cổ vũ hết mình.

Kể từ khi khởi sự đến nay, mùa thi nào của Khởi nghiệp Xanh cũng có sự tham gia của một vài dự án đến từ các bạn trẻ thuộc dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiếm dự án nào có câu chuyện hay như dự án Phát triển sinh kế cho người dân tộc Cil qua việc tăng giá trị mật ong rừng tại xã Đưng K' Nớ và cũng hiếm người đại diện nào gây thiện cảm tốt như bộ 3 K' Lòng Mai Thơm, Long Đinh Ha Ônh, Bon Niêng Ha Siêng.

Nghề săn ong độc đáo của người dân tộc Chil

Trên wesite của Chương trình tao đổi lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP Việt Nam) giới thiệu về Mật ong Pơkao như sau:

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 1.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 2.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 3.

Mật ong đất màu vàng sẫm và mật ong treo màu vàng trong.

Xã Đưng K' Nớ thuộc huyện Lạc Dương nằm ở miền núi phía bắc Lâm Đồng, có 96% là người dân tộc Cil. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân tộc Cil là nông nghiệp và thu hoạch lâm sản ngoài gỗ như mật ong, măng và lan.

Từ thời xa xưa, mật ong rừng đã tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của Buôn Chiêng Kao – xã Đưng K'Nớh – huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng. Người Cil ở đây từ lâu đã nổi tiếng với nghề săn mật ong rừng truyền thống. Họ chủ yếu dùng mật ong để uống, ngâm gạo làm bánh bồi bổ sức khỏe.

Đến năm 1992, người dân Đưng K'Nớh bắt đầu tìm hiểu về khai thác mật ong treo. Khi phát hiện tổ ong, nhóm gia đình Cil sẽ đánh dấu tổ bằng cành cây hay viết tên lên cây để thông báo rằng tổ ong này đã có chủ. Tiếp đến, họ dùng kỹ thuật săn ong cổ truyền do chính người Cil sáng chế, không cần đồ bảo hộ, cũng không cần lửa, họ chỉ dùng tay gạt ong ra để lấy mật.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 4.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 5.

Cách người các thợ săn ong người dân tộc Cil đi lấy mật.

Mật ong sau khi khai thác sẽ được người dân Đưng K'Nớh cất giữ trong gùi và vận chuyển đến Lạc Dương để thuận tiện việc buôn bán.

Năm 2006, nhu cầu mật ong rừng tăng cao, thương lái xuất hiện ngày càng nhiều, mật ong rừng Đưng K'Nớh nhờ vậy mà ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà mật ong rừng bắt đầu bị ép giá, chất lượng mật đưa đến tay người dùng suy giảm, không còn giữ được độ nguyên chất vốn có.

Một thời gian dài được Caritas đồng hành, cộng đồng Đưng K'Nớh có cơ hội đi giao lưu học hỏi nhiều nơi, bà con bắt đầu nhận thức rằng không nên phụ thuộc vào mỗi cây cà phê, thay vào đó cần phát triển thêm những sản phẩm sẵn có từ địa phương. Vì vậy, họ đã cùng nhau thành lập nhóm cộng đồng cùng khai thác và kinh doanh mật ong rừng mang tên Tổ hợp tác Ong Pơkao vào năm 2021. "Pơkao" theo tiếng Cil nghĩa là "hoa rừng".

Hiện những tổ mật chín sau khi được người Chil thu hái, sẽ sử dụng thùng inox có màng lọc để lọc mật, tránh lẫn dịch của ấu trùng và bụi bẩn. Công nghệ tách thủy phần giúp cô đặc và giữ nguyên dưỡng chất mật tự nhiên. Hơn nữa, mật ong Pơkao được thu hoạch bền vững không dùng khói và hóa chất đảm bảo sự tái tạo sinh học. Những yếu tố đặc biệt trên mang đến cho khách hàng sản phẩm tiêu dùng an toàn và thân thiện.

Năm 2021, nhóm Pơkao được NTFP EP Việt Nam hỗ trợ tham gia khoá tập huấn tiếp thị kỹ thuật số, quảng bá thương hiệu, kết nối thị trường thông qua các hoạt động lễ hội, triển lãm, trưng bày sản phẩm ở cửa hàng. Đến năm 2022, một xưởng sơ chế mật được hình thành với sự hỗ trợ của Caritas Đà lạt, NTFP-EP Việt Nam và sự nỗ lực của cộng đồng.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 6.

Thợ săn ong đi giao mật.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 7.

Chiết Mật ong Pơkao tại xưởng sơ chế.

Bên cạnh đó, nhóm được tham gia các khóa tập huấn khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm mật ong đạt chuẩn dưới sự hướng dẫn của chuyên gia về ong hàng đầu Việt Nam - TS. Phùng Hữu Chính.

Tuy nhiên, vẫn còn đó thách thức mà mật ong Pơkao phải đối mặt như việc chưa có một thương hiệu chính thức được bảo hộ đã khiến nhiều gian thương lợi dụng danh tiếng, uy tín của sản phẩm mật ong Pơkao để thu lợi bất chính. Từ đó giá thành mật ong rừng nói riêng và Mật ong Pơkao bị bão hoà và khó cạnh tranh.

Mật ong Pơkao giá 900.000 đồng/lít

Ở Khởi nghiệp Xanh 2023, K' Lòng Mai Thơm, Long Đinh Ha Ônh, Bon Niêng Ha Siêng đã được Tổ hợp tác Ong Pơkao cử làm đại diện tham gia tranh tài với 36 dự án khác ở vòng chung kết.

"Mùa lấy ong của chúng tôi thường tập trung khoảng 2 tháng – từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, từ buôn của chúng tôi đến chỗ lấy ong đi bộ thường mất 1 ngày. Sau khi đến nơi, chúng tôi sẽ dựng lán trại nấu ăn và ngủ qua đêm, sáng mai mới bắt đầu đi thu hoạch ong. Chúng tôi chỉ lấy mật ong chứ không hái luôn tổ ong, nên có thể khai thác mật ong trong 1 tổ mãi mãi.

Mật ong Pơka thường có hai loại là mật ong treo ở trên tổ cao màu vàng trong và mật ong đất nằm trong hốc cây – hốc đá màu nâu sẫm. Do khu rừng lấy mật rất rộng lớn, nên rất khó để biết các đàn ong lấy mật từ loại hoa nào, nhưng trong rừng nhiều nhất là hoa phượng, dẻ…", anh Long Đinh Ha Ônh - Tổ phó Tổ hợp tác Ong Pơkao chia sẻ trong cuộc thi.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 8.

3 đại diện của Tổ hợp tác Ong Pơkao đang trả lời chất vấn từ Ban giám khảo ở cuộc thi Khởi nghiệp Xanh 2023. Từ trái qua phải - Bon Niêng Ha Siêng, Long Đinh Ha Ônh, K' Lòng Mai Thơm

Còn theo chị K' Lòng Mai Thơm, hiện Tổ hợp tác có 21 thành viên và đang bán giá 900.000 đồng/lít mật ong Pơkao. Mặc dù, công việc này rất vất vả, ẩn chứa nhiều nguy hiểm, thế nhưng sau khi bắt đầu có thương hiệu, Mật ong Pơkao đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

Để tìm hiểu rõ hơn về việc kinh doanh của Tổ hợp tác, Ban giám khảo có hỏi về doanh thu, kênh phân phối….nhưng cả 3 đều không hiểu về những khái niệm này hoặc hồi hộp quá không trả lời được.

Giám khảo rất kiên nhẫn và đổi tới cách diễn đạt khác: "Mỗi năm mình bán mật ong thu về bao nhiêu tiền hay từ đầu năm đến giờ mình bán mật ong được bao nhiêu tiền?", tới lúc này thì chị K' Lòng Mai Thơm mới trả lời: "Tôi không biết, chỉ biết năm nay sản xuất được 250 lít mật ong".

Ban giám khảo hỏi tiếp: "Vậy kênh phân phối thì sao?" và cả ba anh chị đều… im lặng; vậy nên Ban giám khảo lại đổi cách hỏi: "Muốn mua Mật ong Pơkao của anh chị thì phải làm sao?", chị K' Lòng Mai Thơm trả lời: "Có số điện thoại trên các chai mật ong!". Và trước câu hỏi 'các bạn hãy nói thật, bây giờ đã hết nghèo chưa sau khi gia nhập Tổ hợp tác?' cả ba anh chị cũng chỉ nhìn nhau và không nói gì.

Đi thi khởi nghiệp nhưng không biết về khái niệm doanh thu, kênh phân phối… song vẫn được cả Ban giám khảo lẫn khán giả hết lòng yêu quý - Ảnh 9.

Các thành viên của Tổ hợp tác Ong Pơkao.

Mặc dù phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần những câu hỏi đơn giản cũng như không nhận được câu trả lời thích đáng, nhưng cả Ban giám khảo đều không ai tỏ ra khó chịu hoặc chê bai gì 3 đại diện của dự án. Bởi tất cả mọi người đều hiểu, để đứng ở trên kia thuyết trình xong dự án và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo, là 3 anh chị đã cố gắng rất nhiều. Đây là lần đầu họ tham gia một cuộc thi khởi nghiệp và còn nói tiếng Việt chưa sõi, nên không thể đòi hỏi nhiều.

Vậy nên, Ban giám khảo chỉ đóng góp thêm: "Các bạn phải in câu chuyện của mình lên sản phẩm để tăng giá trị, vì câu chuyện săn ong bền vững của các bạn rất hay!".

Về phần khán giả, mọi người cũng thấy được những nỗ lực của 3 anh chị và đây cũng là hình ảnh của rất nhiều người khi lần đầu tiên lên phố hoặc đi thi cuộc thi quan trọng. Hơn nữa, mức giá Mật ong Pơkao 900.000 đồng/lít mà họ bán không mắc như lời ông thành viên Ban giám khảo Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch Mỹ lan Group nhận định. Trên thị trường, nhiều người rao bán mật ong rừng nguyên chất còn niêm yết giá cao hơn rất nhiều, có khi lên đến 1.200.000 đến 1.500.000 đồng/lít.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM