Đi họp phụ huynh cuối năm, tôi sững sờ trước 1 CẢNH TƯỢNG - Về nhà tôi lập tức thay đổi thái độ với con, nhận ra 4 BÀI HỌC trên hành trình làm cha mẹ
Sau buổi họp phụ huynh cuối năm, tôi hiểu ra việc giao tiếp hiệu quả với con là vô cùng quan trọng
Bài viết là chia sẻ của một ông bố có con gái 6 tuổi. Sau khi bài viết đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) đã nhận được sự quan tâm của nhiều người.
***
Vừa qua, tôi mới đi họp phụ huynh cuối năm cho Thiên Thiên - cô con gái bé nhỏ của tôi. Cháu mới kết thúc chương trình mầm non, chuẩn bị bước vào cấp Tiểu học - cột mốc ý nghĩa của cuộc đời. Buổi họp giữa giáo viên và các bậc cha mẹ đã khiến tôi xúc động.
Sau khi vào lớp, cô giáo yêu cầu các bậc cha mẹ làm hai việc: thứ nhất, tìm đôi giày mà con mình đi hôm nay; Thứ hai, tìm con mình trong đám đông. Thực ra thì việc này khá đơn giản, nhưng cô giáo lại đứng cười ở bên cạnh khiến các nhiều cha mẹ bối rối.
Các bé được cô giáo bố trí ngồi sẵn trong lớp, mặc đồng phục, đi giày giống hệt nhau. Vóc dáng các bé cũng gần giống nhau khiến nhiều người... đứng hình mấy giây. Quả thực, nếu che phần gương mặt các bé lại, việc nhận diện không hề dễ dàng chút nào. Tôi cũng giật mình không hiểu mình sẽ tìm được con bằng cách nào.
Thế nhưng chỉ sau 5 phút tìm kiếm, mọi người đã có thể từ từ nhận dạng được con mình qua làn da và vóc dáng. Quá trình tìm kiếm khiến cả các bé lẫn cha mẹ, cô giáo đều hồi hộp, cùng với đó là niềm hạnh phúc vỡ òa khi cha mẹ nhận ra con.
Trò chơi nhỏ đã giúp cả các bậc cha mẹ và các con rất vui vẻ, và sự tương tác như vậy có lợi cho sự phát triển của trẻ. Sau buổi họp phụ huynh cuối năm, tôi hiểu ra việc giao tiếp hiệu quả với con là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều tôi đúc rút được trong quá trình giao tiếp với con mỗi ngày.

1. Hiểu rõ tính cách của con
Là cha mẹ, nếu bạn không hiểu rõ tính cách của con mình, làm sao bạn có thể giao tiếp hiệu quả? Ngay cả khi một đứa trẻ vài tuổi tỏ ra nổi loạn, trẻ cũng không dám cãi lại cha mẹ. Nhưng nếu bạn thử làm vậy với một đứa trẻ đang tuổi mới lớn, bạn không hiểu con nhưng vẫn "giao tiếp" với con theo cách cũ, tôi e rằng đứa trẻ sẽ chống đối.
Điều đó chỉ khiến trẻ ghét bạn, vì trẻ cảm thấy rằng bạn không hiểu trẻ chút nào, và trẻ sẽ cảm thấy không tin tưởng. Vì vậy, trước tiên bạn phải hiểu rõ tính cách thực sự của con mình.
2. Thái độ giao tiếp phải phù hợp
Trong lớp của con tôi, có một đứa trẻ hư trong mắt cô giáo và một đứa trẻ nổi loạn trong mắt mẹ. Tuy nhiên, khi giao tiếp với tôi, đứa trẻ rất kiên nhẫn. Bé không chỉ kiên nhẫn lắng nghe tôi mà còn kiên nhẫn giải thích cho tôi lý do tại sao bé không vâng lời, có thái độ nổi loạn.
Đứa trẻ đó nói với tôi, rằng nếu mẹ của bé trò chuyện nhỏ nhẹ như tôi thì bé sẽ không cáu kỉnh, phá đồ. Tôi đã gặp mẹ của đứa trẻ. Cô ấy là một nữ doanh nhân đang gặp khó khăn trong công việc. Khi nói chuyện với con mình, cô luôn chỉ tay vào trẻ với ánh mặt hằn học.
Cha mẹ không nên quá nuông chiều con cái hay quá nghiêm khắc. Cha mẹ nên điều chỉnh thái độ của bản thân cho phù hợp mỗi khi dành thời gian bên con.
3. Đừng lôi chuyện cũ ra để trách móc con
Đây là một sai lầm mà nhiều bậc cha mẹ thường mắc phải. Khi trẻ làm điều gì sai, cha mẹ thường sẽ giao tiếp với trẻ, hy vọng trẻ hiểu được lỗi của mình và có thái độ tốt sửa lỗi.
Nhưng khi đứa trẻ trình bày lý do, có thể cãi lại một chút hoặc cư xử hơi nổi loạn, các bâc cha mẹ thường nổi giận, không chút do dự quát mắng và nhắc lại những lỗi lầm trước đây của trẻ. Kiểu giao tiếp này không thể được coi là giao tiếp hiệu quả.

4. Hãy nhìn vào những điểm tốt của con
Ngay cả những đứa trẻ nổi loạn hay không vâng lời cũng có điểm mạnh riêng. Tôi đã từng trò chuyện với một đứa trẻ bị cô giáo đánh giá là hay gây rối trong trường. Đó là lúc đứa trẻ tan học, tôi ngồi cạnh ở ghế đá và trò chuyện.
Khi thấy có chiếc xe đạp của một đứa trẻ khác đi sát lại ghế, cậu bé đó còn nhắc nhở tôi cẩn thận. Điều này khiến tôi giật mình. Làm sao một đứa trẻ chu đáo, cẩn thận, tinh tế như vậy lại bị đánh giá là hay phá phách.
Tôi nghĩ mỗi đứa trẻ sẽ có những mặt đã là tốt và mặt còn hạn chế. Cha mẹ nên nhìn vào điểm mạnh của con, chỉ bằng cách này, trẻ mới có thể mở lòng và giao tiếp với cha mẹ. Với những điểm trẻ làm chưa tốt, cha mẹ nên nhẹ nhàng cùng con điều chỉnh.
5. Giao tiếp với con như những người bạn
Khi giao tiếp với con cái, nếu cha mẹ dùng quyền hành của cha mẹ để đe dọa, mong con sợ bạn và nghe lời bạn, tôi dám chắc rằng khi trẻ lớn hơn một chút, trẻ sẽ tìm mọi cách để thách thức uy quyền của bạn.
Vậy làm sao bạn có thể giao tiếp với trẻ? Do đó, thay vì sử dụng quyền hành của cha mẹ, sẽ hiệu quả hơn nếu giao tiếp với trẻ như những người bạn.
6. Trao đổi với con thường xuyên
Khi con còn rất nhỏ, tôi đã đưa cho con một cuốn nhật ký và chúng tôi đều viết vào đó mỗi ngày. Tôi khích lệ con viết ra những điều đáng nhớ nhất trong ngày hoặc những rắc rối nhỏ của . Tôi cũng sẽ ghi lại suy nghĩ của mình một cách rất trung thực.
Sau đó, cha con tôi trao đổi nhật ký và chia sẻ những mong muốn của nhau. Bằng cách này, sẽ không có nhiều bí mật giữa cha mẹ và con cái. Ngay cả khi trẻ đến tuổi vị thành niên, ngay cả khi trẻ tỏ ra nổi loạn, chỉ cần bạn kiên nhẫn, trẻ vẫn sẽ vui vẻ nói chuyện với bạn về suy nghĩ của mình. Theo cách này, việc giao tiếp hiệu quả sẽ không còn là vấn đề nữa.
7. Sẵn sàng xin lỗi con
Làm cha mẹ không phải là việc dễ dàng. Người lớn có nhiều áp lực phải đối mặt như gia đình, kinh tế, công việc, các mối quan hệ xã hội,... khiến đôi khi khó kiểm soát được cảm xúc của mình.
Vì vậy, nếu nổi nóng vô cớ với con, bạn cần xin lỗi con và giải thích rằng gần đây bạn phải chịu nhiều áp lực nên thái độ không được tốt. Bằng cách này, trẻ sẽ thông cảm và thương yêu cha mẹ hơn. Trẻ cũng sẽ biết rằng mình phải là một đứa con ngoan, điều này sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực.