Đi ăn buffet, người phụ nữ “ngã ngửa” vì bị phạt tiền, phải trả gần gấp đôi hóa đơn: Lý do vô lý vẫn cam chịu vì không hiểu rõ 1 điều
Được dịp đi ăn buffet, những tưởng “hời to”, người phụ nữ tá hỏa khi bị nhà hàng phạt tiền. Đây không phải tình huống hi hữu nhưng chỉ những người không hiểu biết mới hoang mang, lo sợ.
Thưởng thức ẩm thực muôn nơi là mong muốn của nhiều người. Từ khi hình thức buffet xuất hiện, nhiều người hài lòng và lui tới các nhà hàng thường xuyên vì được ăn uống thỏa thích. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện không ít tình huống dở khóc dở cười ở các nhà hàng buffet. Trường hợp của cô Zhang là 1 ví dụ.
Câu chuyện của cô Zhang - 1 người phụ nữ Hàm Đam, Hà Bắc, Trung Quốc được chia sẻ trên diễn đàn Sohu nhận được rất nhiều sự bàn tán của người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra trước câu chuyện cô Zhang bị nhà hàng phạt chỉ vì ăn quá nhiều.
Sau khi đi làm về, vào buổi tối cô Zhang quyết định đi ăn lẩu buffet và chọn 1 nhà hàng nho nhỏ. Giá buffet ở đây khá rẻ, chỉ 22 NDT 1 người (tương đương 73 nghìn đồng) nên cô Zhang rất hài lòng. Vì khá đói, cô Zhang ăn rất thoải mái, liên tục bê thêm đồ ra bàn của mình. Zô Zhang lựa chọn cả các món thịt lẫn món chay, bày la liệt ra bàn và thưởng thức từng món một.
Các loại viên chiên yêu thích của cô Zhang và rau nhúng lẩu đều rất đa dạng. Vì thế, cô không ngại tới quầy buffet và mang về bàn mình từng đĩa một. Nhìn sơ qua có lẽ cũng có tới gần 2 chục đĩa đồ ăn được cô Zhang bày ra.
Sau 1 hồi ăn uống thỏa thích, no nê, cô Zhang đứng dậy định thanh toán nhưng nhân viên lại báo số tiền cô phải trả là 32 NDT (110 nghìn đồng). Lúc này cô Zhang hơi giật mình, hỏi lại nhân viên tại sao hóa đơn lại tăng so với giá buffet của nhà hàng. Cô Zhang còn nghĩ rằng nhà hàng mới tăng giá buffet mà mình không tìm hiểu kỹ.
Tuy nhiên, lúc này quản lý nhà hàng đã đến trước mặt cô Zhang và nói rằng cô bị thu thêm 10 NDT (33 nghìn đồng) vì ăn quá nhiều thức ăn. Thái độ của quản lý không mấy thoải mái, vì vậy cô Zhang cũng chột dạ. Nhìn lại bàn ăn của mình, cô Zhang phải thừa nhận bản thân đã ăn hơn nhiều.
Hơn nữa, lúc này quản lý nhà hàng nói rất to khiến những khách hàng xung quanh chú ý. Họ quay lại nhìn cô Zhang, một số người còn có ánh nhìn châm chọc nên cô khá ngại ngùng. Vì xấu hổ, người phụ nữ này vội rút thêm tiền đưa cho nhân viên nhà hàng và ra về để tránh đôi co.
Khi đã về tới nhà, cô Zhang cảm thấy hết sức khó chịu. Cô bỗng nhiên mất thêm 10 NDT lại bị quản lý thể hiện thái độ khó chịu, cộc cằn. Kể câu chuyện này với bạn cùng phòng, cô Zhang càng nhận thấy mình đã sai khi đưa thêm cho nhà hàng 10 NDT.
Thực chất, hành vi của nhân viên và quản lý nhà hàng mới đáng trách. Dù khách có ăn nhiều thức ăn, phía nhà hàng cũng không thể thu thêm phí. Trừ khi khách hàng để thừa quá nhiều đồ ăn trên bàn, 1 số nhà hàng mới thu thêm tiền phạt.
Trong trường hợp của cô Zhang, dù ăn nhiều hơn người bình thường 1 chút nhưng cô không để thừa đồ ăn trên bàn. Vì thế nhà hàng không có lý do gì để phạt khách hàng phải trả thêm tiền.
Dù khách hàng có ăn nhiều đi chăng nữa, các nhà hàng buffet vẫn có lãi. Thường thì trong các nhà hàng lúc nào cũng có các món tinh bột, chiên rán… rất bắt mắt, thu hút khách hàng nhưng lại làm khách dễ no hơn. Không chỉ vậy, đĩa lấy thức ăn trong nhà hàng luôn là size nhỏ, nếu đi lại nhiều lần để lấy đồ ăn sẽ có cảm giác đã ăn rất nhiều.
Bên cạnh đó, các nhà hàng này thường tối ưu quy trình vận hành để tránh tốn kém, giảm chi phí 1 cách tối đa. Vì vậy, cách giải quyết của nhà hàng với cô Zhang càng khó chấp nhận.
Theo điều 42, Luật giá cả (Trung Quốc), nếu như cô Zhang khiếu nại thì nhà hàng này có thể bị phạt tới 5.000 NDT (khoảng 16 triệu đồng). Thế nhưng vì không có kiến thức rõ ràng, cô Zhang đã không thể chỉ ra cái sai của nhà hàng ngay khi bị quản lý làm khó.
Đây cũng là bài học cho nhiều người, dù ở tình thế bị động cũng cần tư duy nhanh nhạy, xử lý tình huống bài bản và thông minh.
Theo Sohu