Để trái cây mãi là ngành hàng xuất khẩu chủ lực
Những năm gần đây, ngành rau quả Việt Nam, trong đó trái cây chiếm tỉ lệ lớn đã có kỳ tích thành công với kim ngạch xuất khẩu đạt vượt trội, đặc biệt là năm 2017 đạt hơn 3,5 tỉ USD, tăng trưởng hơn 40%.
Trái cây sẽ cán mốc xuất khẩu 10 tỷ USD
Với kỳ tích đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bỏ xa kim ngạch xuất khẩu gạo, cà phê, thậm chí cả dầu thô. Mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.Hiện trái cây trong nước đã thỏa mãn điều kiện nhập khẩu khắt khe của nhiều nước như Mỹ, EU, Nhật Bản
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay và những lợi thế khả năng của chúng ta có được, ngành rau quả hoàn toàn có thể cán mốc xuất khẩu đạt 10 tỷ USD.
Cùng với sự hội nhập quốc tế và việc loại bỏ nhiều rào cản kỹ thuật, trái cây Việt Nam đang ngày càng rộng đường xuất khẩu hơn. Tuy nhiên để xuất khẩu bền vững, trái cây Việt cần phải nỗ lực nhiều trong việc nâng cao được chất lượng, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật, sau thời gian phát triển, hiện diện tích cây ăn quả của Việt Nam đạt hơn 786.000 ha, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất, chiếm gần 40% tổng diện tích cây ăn quả cả nước.
Bên cạnh đó, phân bón cũng là một trong những vấn đề quan trọng quyết định năng suất cây trồng trong mùa vụ, việc sử dụng phân bón chất lượng và hiệu quả vừa giúp đạt năng suất và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thế nhưng đến nay, việc bón phân của một bộ phận bà con vẫn chưa đúng với quy trình canh tác dẫn đến lợi nhuận thu về còn thấp và tốn nhiều chi phí, ngoài ra gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là thực trạng chung trong lĩnh vực trồng trọt ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay, nhất là trên các vùng đất đã bị nhiễm phèn.
Nhà nông Lê Văn Vui, Chủ nhiệm Hợp tác xã Mãng Cầu gai Vĩnh Quới, ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã sử dụng trọn bộ phân bón cho nông dân và xã viên trong Hợp tác xã nguồn phân bón của Đạm Cà Mau để thay thế các sản phẩm phân bón nông dân đang sử dụng, bao gồm các sản phẩm: N.Humate+TE 28-5, N46.Plus, NPK 16-16-8+13S+TE, DAP Cà Mau, Kali Cà Mau mang lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng. Hiện HTX của ông được chứng nhận là mô hình sản xuất sạch, an toàn loại mãng cầu gai cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, mang lại hàng tỷ đồng. Riêng ông Vui được công nhận nông dân giỏi cấp tỉnh, nông dân xuất sắc toàn quốc và nhận cả Huân chương lao động hạng 3 của chủ tịch nước. Ông Lê Văn Vui chia sẻ: “Từ lâu vấn đề bón phân cải thiện mùa màng luôn được người nông dân và cán bộ nông nghiệp địa phương quan tâm hàng đầu. Hiện nay, còn rất nhiều hộ nông dân chưa được tiếp xúc với kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, vẫn giữ thói quen canh tác cũ nên còn gặp nhiều khó khăn, nhất là sản xuất sạch, an toàn phục vụ cho xuất khấu. Tôi đánh giá cao tính khách quan và tính thực tiễn của chương trình Cùng Đạm Cà Mau Trải Nghiệm Giải Pháp Canh Tác Với Phân Bón Ứng Dụng Công Nghệ Cao. Chúng tôi sẽ ủng hộ hết mình và cùng chung tay với Đạm Cà Mau để thực hiện chương trình ý nghĩa này, giúp mang lại cuộc sống bền vững cho người dân địa phương”. Ông Lê Văn Vui cũng đánh giá cao việc Công ty CP PK DK Đạm Cà Mau không chỉ hỗ trợ phân bón mà còn cử kỹ thuật viên đến tận nơi để hướng dẫn, giúp thay đổi tập quán canh tác cũ, tư vấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân hiệu quả cho cây trồng là điều đáng trân trọng.
Có thể nói, để duy trì và mở rộng thị trường cần phải quy hoạch lại vùng sản xuất trái cây xuất khẩu và xây dựng khung chất lượng bảo đảm các tiêu chí. Hiện ngành nông nghiệp đã chú trọng phát triển 12 loại trái cây chủ lực gồm: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng xuất khẩu trái cây, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp hợp tác với nhóm sản xuất có cơ chế phù hợp để mang lại lợi ích cao nhất cho người sản xuất.