Để con trưởng thành khoẻ mạnh, cha mẹ hãy quan tâm đến con mỗi ngày theo cách sau

24/10/2016 19:09 PM | Sống

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có những ảnh hưởng quan trọng tới sức khoẻ của trẻ sau này, nó ảnh hưởng tới các hoạt động ăn, ngủ và vận động hàng ngày của trẻ.

Theo một nghiên cứu mới thì mối quan hệ mạnh mẽ và gần gũi với cha mẹ có thể giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ hàng chục năm trời.

Nghiên cứu của Đại học Baylor cho thấy một gia đình khá giả sẽ rất có lợi cho sức khỏe của những đứa trẻ, nhưng chỉ khi chúng thân thiết và gắn bó với cha mẹ mình.

Trong một bài báo, nhà nghiên cứu Matthew Andersson của Đại học Baylor cho biết: “Các nghiên cứu trước đây cho thấy có mối liên hệ giữa địa vị kinh tế xã hội với chất lượng tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, môi trường xung quanh cho trẻ, cũng như cơ hội thực hành và phát triển các kỹ năng xã hội. Nhưng tình thân giữa cha mẹ và con cái lại rất cần thiết để có thể thúc đẩy các hoạt động ăn, ngủ và vận động hàng ngày”.

Vào năm 1995, ông đã phỏng vấn 2700 người trong độ tuổi từ 25 đến 75 về cách cha mẹ họ cư xử khi họ còn nhỏ. Khoảng 10 năm sau, gần 1700 người trong số họ đã hoàn thành các khảo sát tiếp theo, cho phép Andersson kiểm tra tình trạng sức khỏe của họ ở độ tuổi trung niên.


Kết luận mà ông đưa ra là: Người bị ngược đãi khi còn nhỏ sẽ không có được những lợi thế về sức khỏe khi sống trong một gia đình khá giả.

Kết luận mà ông đưa ra là: Người bị ngược đãi khi còn nhỏ sẽ không có được những lợi thế về sức khỏe khi sống trong một gia đình khá giả.

Ngoài ra theo nghiên cứu này, lợi ích của mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái cũng có thể bị sói mòn bởi địa vị kinh tế xã hội. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cha mẹ có trình độ học vấn thấp và nghèo túng hơn nhiều khả năng sẽ dùng vũ lực hoặc các lời đe dọa với con mình, và điều đó làm rạn nứt mối quan hệ giữa họ với nhau.

Bên cạnh đó, những đứa trẻ bị ngược đãi hoặc không thân thiết với cha mẹ cũng có nguy cơ bị kích động cao hơn và dễ mắc bệnh hơn khi trưởng thành.

Andersson cũng nói rằng những đứa trẻ sống trong những gia đình hà khắc hoặc bị ngược đãi cũng thường không được ăn uống đầy đủ, làm tăng khả năng chúng sẽ ăn các loại thực phẩm nhiều đường và có hàm lượng mỡ cao thay vì những thức ăn có lợi cho sức khỏe.

Họ cũng ít khi có được giấc ngủ điều độ và các hoạt động cố định giúp phát triển các thói quen quan trọng để lớn lên vẫn có được sức khỏe tốt.

“Nhiều nghiên cứu tiếp tục coi địa vị kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là hai yếu tố có liên quan mật thiết và thậm chí có thể thay thể cho nhau. Nhưng trên thực tế có thể chúng cũng tác động đến trẻ nhỏ một cách độc lập”, Andersson cho biết.

Ông còn nói thêm: “Bài học rút ra ở đây là nếu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không có được chất lượng tương ứng, thì lợi thế về kinh tế xã hội có thể không mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho trẻ khi chúng trưởng thành hoặc ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là với các bệnh mạn tính nguy hiểm”.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM