Đây là yếu tố khiến một người có khả năng bị đồng nhiễm cùng lúc biến thể Delta và Omicron

17/03/2022 10:20 AM | Sống

Do số lượng bệnh nhân bị đồng nhiễm cùng lúc biến thể Delta và Omicron khá hiếm nên khó xác định được mức độ nghiêm trọng.

Theo bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Kurt Krause - Giáo sư Hóa sinh tại Đại học Otago (New Zealand), hoàn toàn có khả năng một người nào đó có thể bị nhiễm hai biến thể khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm và chỉ xảy ra trong một số điều kiện hoàn cảnh nhất định.

Chẳng hạn, người này bị tiếp xúc với biến thể Omicron (BA1 hoặc BA2) và bị nhiễm bệnh. Sau đó, trước khi cơ thể họ phát triển phản ứng miễn dịch với virus, người này lại tiếp xúc với biến thể Delta. Tình huống này có thể dẫn đến đồng nhiễm.

"Rất hiếm khi ai đó bị tiếp xúc với hai loại virus cùng lúc khi họ chưa miễn dịch với cả hai loại virus này. Nói chung, khi bạn có phản ứng miễn dịch chống lại một biến thể của coronavirus, nó sẽ ngăn chặn sự lây nhiễm từ một biến thể khác, vì vậy việc đồng nhiễm chỉ xảy ra vào thời điểm bạn bị nhiễm cả hai biến thể, bạn đã tiếp xúc với cả hai và bạn vẫn chưa phát triển phản ứng miễn dịch của mình", bác sĩ Krause giải thích.

Đây là yếu tố khiến một người có khả năng bị đồng nhiễm cùng lúc biến thể Delta và Omicron - Ảnh 1.

Bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Kurt Krause - Giáo sư Hóa sinh tại Đại học Otago (New Zealand)

Bên cạnh đó, do chỉ có một số ít trường hợp đồng nhiễm COVID-19 được ghi nhận nên rất khó xác định mức độ nghiêm trọng hơn đối với người bình thường hoặc nhiễm 1 biến thể.

Còn theo Phó giáo sư Jo Kirman thuộc Đại học Otago (New Zealand), đồng nhiễm các biến thể COVID-19 rất hiếm. Tuy nhiên, hiện tượng nhiễm trùng kép nói chung giữa các virus đường hô hấp khác lại thực sự rất phổ biến.

Phó giáo sư Jo Kirman đã tham gia vào công việc nghiên cứu các virus đường hô hấp, bao gồm cả RSV, ở trẻ sơ sinh và trẻ em ở New Zealand trong nhiều năm qua. Trong nghiên cứu từ vài năm trước, bà cho biết có một số lượng lớn trẻ em bị nhiễm trùng kép hoặc kẹp ba nhiễm virus đường hô hấp.

Phân biệt triệu chứng khi nhiễm biến thể Omicron và Delta

Theo các chuyên gia dịch tễ, việc lưu hành cùng lúc 2 biến thể của SAS-CoV-2 thì một người hoàn toàn có thể tái mắc Covid-19 trong một thời gian ngắn. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tái nhiễm bệnh trong 1 đến 3 tháng khỏi bệnh. Tuy nhiên, biến thể Omicron được cho là có những dấu hiệu nhẹ hơn Delta.

Dưới đây là một số điểm khác biệt khi nhiễm SARS-CoV-2 biến chủng Omicron và biến chủng Delta.

Các dấu hiệu nhiễm biến thể Delta của SARS-CoV-2 gồm:

- Ho

- Sốt (trên 37,5 độ C)

- Đau đầu

- Đau họng, rát họng

- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

- Khó thở

- Đau ngực, tức ngực

- Đau mỏi người, đau cơ

- Mất vị giác

- Mất khứu giác

- Đau bụng, buồn nôn

- Tiêu chảy

Đây là yếu tố khiến một người có khả năng bị đồng nhiễm cùng lúc biến thể Delta và Omicron - Ảnh 2.

Hiện tượng nhiễm trùng kép nói chung giữa các virus đường hô hấp khác rất phổ biến

Dấu hiệu nhiễm biến thể Omicron ở người đã tiêm vắc-xin Covid-19 gồm:

- Ho

- Sổ mũi

- Mệt mỏi

- Viêm họng

- Đau đầu

- Đau cơ

- Sốt

- Hắt hơi

- Buồn nôn

- Giảm cảm giác thèm ăn

- Giảm khả năng vị giác

- Giảm khả năng khứu giác

- Khó thở

Theo một số nghiên cứu, dấu hiệu ho, chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp nhất với 83% số người nhiễm. Tiếp theo là mệt mỏi (74%), đau họng (72%) và đau đầu (68%).

Ở biến thể Delta của SARS-CoV-2, người bệnh sẽ bị mất hoàn toàn vị giác hoặc khứu giác còn đối với chủng Omicron thì lại không. Bệnh nhân chỉ bị suy giảm khả năng ngửi và giảm vị giác dẫn đến chán ăn.

Nguồn: Stuff

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM