Đây là những dấu hiệu ngầm giúp bạn phát hiện các đồng nghiệp không tốt cần tránh xa

19/05/2018 16:01 PM | Kinh doanh

Cuộc sống văn phòng muôn màu muôn vẻ và chắc hẳn bạn đã gặp rất nhiều kiểu đồng nghiệp, tốt có và xấu cũng có. Tuy nhiên chắc hẳn ai cũng cảm thấy không mấy dễ chịu khi ở gần những con chiên của chủ nghĩa hoàn hảo, những người luôn cầu toàn.

Sự cầu toàn sẽ ngầm phá hoại quan hệ của cả tập thể và cản trở sự phối hợp giữa các đồng nghiệp với nhau. Nó xuất hiện trong những suy nghĩ hết sức điển hình và thường mang lại những hậu quả không hay về lâu về dài.

Dưới đây là 5 đặc điểm thường thấy của những người như vậy:

1. Họ đặt ra những mục tiêu hão huyền

Một người cầu toàn luôn đặt ra những mục tiêu hoặc tiêu chuẩn cực cao, và thường là thiếu thực tế. Khi họ không thể đạt được những điều đó, họ có thể từ bỏ một công việc quan trọng. Nếu một đồng nghiệp làm gì đó giỏi hơn họ, họ sẽ thấy mình là kẻ thất bại và phải rất khó khăn mới hồi tâm lại được. Họ cũng tìm cách giấu diếm sai lầm của mình, vì điều đó sẽ làm họ cực kỳ mất mặt.

2. Họ tránh xa những rủi ro

Những kẻ theo chủ nghĩa hoàn hảo luôn tránh né rủi ro khi thực hiện một công việc hay giải quyết một vấn đề vì nếu làm thế họ sẽ không đảm bảo được sự cầu toàn của mình. Chính cách nghĩ này làm tổn hại đến cả đội, và họ chỉ nhận những công việc mà họ nghĩ là sẽ làm được toàn vẹn, điều đó cũng làm cản trở sự đổi mới và sức sáng tạo.

3.  Họ luôn trì hoãn

Vì những người như họ luôn lo lắng là mình sẽ làm gì đó không toàn vẹn, vì thế họ run rẩy đến tê liệt và rốt cuộc là làm gì cũng hỏng. Tình hình sẽ còn tệ hơn nếu sự hoàn hảo được kích thích bởi chính những mô thức chung của xã hội (VD họ dự đoán về sự thất vọng mà người khác dành cho mình). Nghiên cứu cho thấy kiểu cầu toàn này dễ dẫn người ta đến xu hướng là luôn tránh làm mọi việc để khỏi chịu thất bại.

Đây là những dấu hiệu ngầm giúp bạn phát hiện các đồng nghiệp không tốt cần tránh xa - Ảnh 1.

4. Họ bị ám ảnh với kết quả cuối cùng

Hãy đặc biệt chú ý đến những đồng nghiệp không cảm thấy thích thú lắm trong quá trình làm việc hay khi đạt được một mục tiêu, học hay trải nghiệm những điều mới lạ, hoặc đánh giá ý tưởng của người khác. Mối quan tâm hàng ngày, thậm chí hàng giờ của họ là cần làm gì những để đạt được kết quả cuối cùng. Bất kỳ thứ gì ngáng trở sự ám ảnh với kết quả đó sẽ khiến họ cảm thấy phiền lòng và cáu kỉnh.

5. Họ luôn chỉ trích người khác

Mỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá hay chối từ, hãy luôn nhớ: Không phải vì chính bạn đâu, có thể bạn đang làm việc với một người cầu toàn mà thôi. Họ rất hay suy xét và có xu hướng chối bỏ ở người khác những gì mà họ không chấp nhận được ở bản thân mình. Họ cũng không giỏi lắm trong việc tiếp nhận phê bình và phản hồi, đánh giá. Khi ấy, họ cảm thấy các khuyết điểm của mình bị phơi bày, và người khác sẽ chối bỏ họ.

Kết luận

Sự cầu toàn, ở tình huống xấu nhất, có thể triệt tiêu năng lực sáng tạo và năng suất lao động của bạn. Thậm chí nó còn dẫn đến nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Nhưng bạn có thể chiến đấu với chính mình để thay đổi. Một khi bạn tỏ ra mềm dẻo hơn với chính mình, và nhận ra rằng mình cũng là một con người như bao người khác, không quá day dứt vì những sai lầm mình mắc phải, lúc đó bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM