Đây là lý do các doanh nghiệp của Đức sẽ không tham gia đầu tư trong tương lai

14/08/2016 14:36 PM | Kinh doanh

Nước Đức – nơi có tỷ suất tiết kiệm cao bậc nhất đang chịu gánh nặng nợ nần từ cấu trúc quỹ hưu trí, theo các chuyên gia phân tích của Bank of America.

Tỷ suất tiết kiệm cao. Hệ thống ngân hàng chịu nhiều thiệt hại của đồng euro. Tỉ lệ nợ của chính phủ ngày càng tăng cao từ khu vực phía nam châu Âu. Tất cả những yếu tố này đều được đổ lỗi cho sự đình trệ về kinh tế của châu Âu.

Thế nhưng có lẽ yếu tố đầu tiên – sự gia tăng chóng mặt của tỷ suất tiết kiệm, đặc biệt là ở các công ty cổ phần – mới chính là vấn đề khó giải quyết nhất.

Không giống như phần còn lại của khu vực sử dụng đồng euro, các doanh nghiệp của Đức không phải đối mặt với sự thắt chặt tối đa về các tiêu chuẩn tín dụng từ các tổ chức tài chính nội địa, trong khi về mặt lý thuyết, sự phát triển mạnh mẽ và các triển vọng về lợi nhuận đáng ra sẽ phải thúc đẩy chi phí vốn. Thêm vào đó, tỷ suất tiết kiệm ở mức cao đã tồn tại ở các doanh nghiệp Đức trước cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, cho thấy còn có nhiều vấn đề hơn về mặt cấu trúc doanh nghiệp.

Thất bại trong việc thúc đẩy đầu tư nội địa, Berlin đã gây ra tình trạng thiểu phát cũng như sụt giảm nghiêm trọng về tổng cầu đối với đồng tiền riêng của mình.

Vậy lý do của điều này là gì? Công ty Bank of America có lẽ đã lý giải được điều bí ẩn này.

Các chính sách bắt buộc các doanh nghiệp Đức phải tiết kiệm, cùng với sự ngại ngần trong đầu tư đã phản ánh khoản nợ lương hưu lớn của họ. Đây là thách thức mà các mô hình tài chính truyền thống đều chưa thể vượt qua cho đến nay. Các nhà kinh tế học của Bank of America được dẫn dắt bởi Evelyn Herrman đã viết một báo cáo phát hành vào thứ Ba vừa rồi về vấn đề này.

Họ cho rằng các cam kết về hưu trí, cùng với các áp lực về đặc điểm dân số đã làm giảm đi ham muốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung euro, dẫn đấn sự gia tăng tỷ suất tiết kiệm, thứ mà họ vẫn gọi là “khoản lợi nhuận giữ lại”.

“Chúng tôi tìm ra bằng chứng cho thấy các khoản tiền hưu trí cho người lao động được ghi trực tiếp trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp dưới dạng khoản dự trữ, điều trở thành yếu tố quan trọng nhất làm gia tăng khoản giữ lại xảy ra từ đầu những năm 2000”, các chuyên gia phân tích viết.

“Sự gia tăng về tuổi thọ trung bình cũng là một nguyên do: Một nhân viên lớn tuổi hơn cũng đồng nghĩa với việc có tỷ suất tiết kiệm cao hơn. Nói cách khác, những yêu cầu về hưu trí và đặc điểm dân số làm cho chi phí bị đội lên trong một khoảng thời gian. Điều này làm cho các khoản phí tổn vẫn sẽ tiếp tục trở nên thiếu hiệu quả, mặc cho sự phát triển về lợi nhuận và các điều kiện tích cực về tài chính.”

Lợi nhuận giữ lại của các công ty phi tài chính ở Đức đã lên tới con số 8% trong tổng giá trị gia tăng của cả khu vực, trái ngược hẳn với việc đi vay bừa bãi của họ vào cuối những năm 1990. Các nhà phân tích cũng cho thấy sự thay đổi về việc tiết kiệm vượt mức chi tiêu cũng đi cùng với sự gia tăng các điều khoản bắt buộc liên quan đến quỹ hưu trí trong các doanh nghiệp và sự già đi của dân số.

Họ giải thích rằng các khoản lương hưu này đều được ghi lại trong bảng cân đối kế toán như một mục tiền dự trữ.

“Ý định thực chất đằng sau các khoản dự trữ này là những hứa hẹn của công ty với nhân viên rằng đây là lợi ích họ nhận được sau khi nghỉ hưu và khoản dự trữ này được tạo nên mà không cần đến việc quy đổi cụ thể tài sản. Khoản tiền hưu trí này lại không được ghi lại trong báo cáo về dòng tiền. Điều này giúp chúng ta có thể hiểu được phần nào những hành vi tiêu dùng cũng như tiết kiệm của doanh nghiệp”, một nhà phân tích viết. Họ cũng nói thêm rằng: “Các khoản dự trữ về hưu trí này vẫn sẽ tiếp tục là phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cấu trúc quỹ hưu trí.”


Mặc dù tổng quan có nhiều thay đổi nhưng các khoản dự trữ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Mặc dù tổng quan có nhiều thay đổi nhưng các khoản dự trữ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Nhận thấy những khoản tiết kiệm tương quan với lợi nhuận và các khoản dự trữ, cùng hồ sơ độ tuổi của lao động trong mô hình suy thoái, các chuyên gia nhận thấy các khoản tiết kiệm này chính là kết quả của sự thay đổi về dự trữ hưu trí và sự gia tăng độ tuổi trung bình.

Nếu những nhận định trên là chính xác, các chính sách quan trọng nên nhanh chóng được tiến hành. Sự già đi của dân số sẽ ngày càng trở nên trầm trọng và trở thành vật cản của các công ty nước Đức trên con đường hướng tới gia tăng chi tiêu trong nhiều năm về sau nữa.

Minh Hằng

Cùng chuyên mục
XEM