Đây là lĩnh vực mà cả Bill Gates, Warren Buffett, Jack Ma và Mark Zuckerberg đều đang đầu tư, hứa hẹn mang lại lợi nhuận không tưởng
Các nhà đầu tư phố Wall thậm chí là cả những tỷ phú hàng đầu tư Bill Gates, Jack Ma, Warren Buffett đều đang nhìn thấy một cơ hội béo bở: 8,7 nghìn tỷ USD đang bùng nổ trong số những khoản đầu tư bền vững.
Cứ một trong 5 USD được đầu tư tại Mỹ hiện nay nhắm tới những khoản đầu tư bền vững liên quan tới môi trường. Bill Gates, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos, Jack Ma và một số tên tuổi tầm cỡ khác trong lĩnh vực công nghệ gần đây đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD thành lập một quỹ đầu tư phát thải carbon thấp.
Riêng công ty của tỷ phú Warren Buffett hiện đang bận đầu tư vào những dự án năng lượng gió và mặt trời mới bao gồm cả một nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. 84 tập đoàn lớn khác cũng cam kết sử dụng 100% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo.
Tất cả những hoạt động đầu tư này có thể hơi "ngược đời" nhất là trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Trump khẳng định sẽ đảo ngược những quy định về môi trường. Ngoài ra, nội các của ông Trump có rất nhiều nhân vật vốn ủng hộ nguồn năng lượng than đá. Mặc dù vậy, chính hiện thực đáng sợ của biến đổi khí hậu đã thúc đẩy các nhà đầu tư rót tiền vào những công nghệ có thể giải quyết vấn đề này.
Rất nhiều nhà đầu tư nhận ra cơ hội này và nghĩ rằng nó sẽ mang lại hiệu quả về mặt tiền bạc đáng kể. Những khoản đầu tư nhắm tới các công ty đang giải quyết các vấn đề về môi trường thông qua sản phẩm và dịch vụ của họ cũng cho thấy kết quả tốt hơn so với tổng thể thị trường chứng khoán. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy rằng các công ty có tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị) cho thấy phong độ tốt hơn hẳn so với những công ty có tiêu chuẩn ESG thấp hoặc thậm chí không có.
Cùng với đó, rất nhiều thành phố, bang, những tập đoàn lớn và ban ngành đã cam kết tiếp tục giảm lượng khí thải carbon, mặc cho bất kỳ thay đổi vào về chính sách. Động lực là gì? Cổ đông của họ - bao gồm cả người tiêu dùng - những người luôn mong có các hoạt động kinh doanh bền vững cũng như các nhà đầu tư đang bắt đầu nhận ra rủi ro mà biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới danh mục đầu tư của họ. Ở cấp liên bang, California và New York đang dẫn đầu nhóm 17 bang khác theo đuổi mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tài tạo lên 50% cho tới năm 2030.
Tại nhiều bang, mức tín dụng thuế cho năng lượng gió và mặt trời đã được mở rộng từ 12 tháng trước. Quan trọng hơn, những lợi ích kinh tế hấp dẫn đang ngày một tăng cao của năng lượng gió và mặt trời đang giúp chúng cạnh tranh trực tiếp được với than đá và khí gas tự nhiên. Thậm chí, trên 50% lượng điện năng toàn cầu hiện tới từ những dự án năng lượng gió và mặt trời.
Vậy các nhà đầu tư nhận thấy khả năng tăng trưởng trong dài hạn ở đâu?
Dựa vào những xu hướng vĩ mô, đầu tư bền vững có thể là một trong những nơi chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao bậc nhất. Dựa trên sức tiêu thụ hiện tại, chúng ta đang sử dụng năng suất tương đương 1,6 trái đất để đáp ứng nhu cầu kinh tế của mình. Nếu cứ tiếp tục như vậy tới năm 2050, chúng ta sẽ cần nhiều hơn 3 trái đất.
Như vậy để đáp ứng nhu cầu đang tăng về đầu tư bền vững, kinh tế thế giới sẽ cần trải qua sự thay đổi mạnh mẽ về năng lượng, sản xuất, giao thông vận tải, sản xuất thực phẩm và lĩnh vực quản lý rác thải.
Các công ty cung cấp giải pháp phát triển bền vững là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình chuyển đổi này. Các nhà đầu tư dài hạn nhận ra rằng xu hướng bền vững trên toàn cầu sẽ còn tiến xa hơn trong 4 năm tới và đang định hình lại danh mục đầu tư của họ.
Dù giới chính trị gia vẫn tỏ ra ngờ vực thì nhà đầu tư đang thực sự nhận thức được cơ hội đã tới rất gần. Impax Assett Managemenrt chứng kiến lượng tiền kỷ lục từ các nhà đầu tư Mỹ và Canada trong năm nay.
Đầu tư bền vững là một chiến lược tốt cho dù bạn có quan tâm đến môi trường hay không. Dù rủi ro về môi trường và khí hậu gây ảnh hưởng như thế nào đến công luận, các doanh nghiệp nhận thức được rằng họ phải đối phó với những thay đổi vật chất thực tế mà biến đổi khí hậu gây ra thông qua việc tìm nguồn cung cấp điện sạch và rẻ hơn, xây dựng giải pháp cơ sở hạ tầng đối phó với thủy triều lên tại các thành phố và đưa ra những sáng kiến giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên.
Nhận ra những cơ hội này, Viện nguồn lực thế giới mới đây đã cam kết xem bền vững là phần quan trọng của quyết định đầu tư của chính họ.
Kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Thậm chí, dù đầu tư bền vững đang bị thách thức bởi các báo cáo và thước đo không chính xác nhưng khi nhu cầu đối với những khoản đầu tư bền vững đang tăng, các công ty sẽ thu về thành quả nhờ giải quyết những vấn đề này.
Cơ hội thị trường đang rất rộng mở và các nhà đầu tư tài chính đã nhận ra điều đó. Các nhà đầu tư và các công ty không tham gia vào xu hướng này sẽ bỏ lỡ một cơ hội hiếm có trong đời.